Bạo hành cảm xúc không phải điều gì xa lạ. Đó đơn giản là khi bạn trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả, người mệt rũ chỉ muốn lăn lên giường để nằm nghỉ thay vì phải dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm.
Nhưng lũ trẻ không để bạn yên, chúng sẽ ào vào với hàng chục các câu hỏi và những lời đề nghị: “Mẹ ơi, bông hoa nên tô màu xanh hay màu vàng?”, “Mẹ ơi, con muốn ăn bánh, mẹ vào lấy hộ con” hay “Mẹ ơi, mẹ chơi búp bê cùng con được không?”.
Cảm giác bực tức xuất hiện, bạn bắt đầu trừng mắt nhìn con rồi bùng nổ như một núi lửa phun trào. Và ngay sau đó, bạn thấy đôi mắt trẻ thơ mở to, ngỡ ngàng nhìn bạn đầy khó hiểu. Đó có phải lúc bạn ước gì mình đừng bao giờ thốt ra những câu nói thô lỗ vừa xong?
Theo số liệu năm gần nhất là năm 2005, chính phủ Hoa Kỳ đưa ra thống kê là có khoản 12.1 em trong 1.000 trẻ em Mỹ phải trãi qua bạo hành/ lạm dụng bởi người lớn, và cha mẹ của nạn nhân chiếm gần 80 phần trăm là những người bạo hành/ lạm dụng trẻ.
Nghiên cứu tài liệu đã chỉ ra rằng các trường hợp ấu dâm và người phạm tội tình dục đã từng bị lạm dụng tình dục một lần khi còn nhỏ. Làm thế nào việc lạm dụng này xảy ra? Khi cuộc đấu tranh quyền lực được tạo ra giữa người lớn và trẻ em.
Thế nào được cho là bạo hành cảm xúc?
Lạm dụng là lạm dụng, bất kể nó ở dưới dạng nào, hay ai sử dụng nó. Cha mẹ thường không chú ý điểm này, thường nghĩ con mình mình phải la mắng chúng. Một người đàn ông ở Đông Âu đã được báo cáo đã tự sát do sự bạo hành cảm xúc ông phải đối mặt tại nơi làm việc của mình. Nếu người lớn không thể xử lý một sự lạm dụng như vậy, trẻ em thì phải làm sao?
Bạo hành cảm xúc
Bạo lực cảm xúc không chỉ là việc mắng mỏ con, mà còn xảy ra dưới nhiều hình thức như – trêu chọc, đánh giá, phê bình, chế giễu, tẩy chay, chì chiết….
Các loại bạo hành cảm xúc
1. Giảm thể hiện sự yêu thương
Đây là một hình thức nghiêm trọng của bạo hành cảm xúc mà cha mẹ có xu hướng cam kết một cách vô thức. Cho dù bạn bận rộn thế nào, mệt mỏi thế nào, bạn cũng không thể bỏ lơ con mình.
Sự tiếp xúc là quan trọng giữa một đứa trẻ và cha mẹ của mình. Và chúng ta đang nói về tiêp xúc tích cực ở đây. Ôm con bạn nhiều hơn nữa, cù con bạn, thậm chí ẳm bồng. Khả năng cảm nhận tình yêu của cha mẹ thông qua những hành động này giúp con xây dựng được cảm giác an toàn cho mình.
2. Cô lập con
Cô lập là khủng bố và có thể tạo ra một hình thức cuồng loạn ở trẻ em. Mọi hình phạt luôn nên cân nhắc đến cảm xúc của con trẻ, cha mẹ là người hiểu và biết được sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ theo thời gian, cho nên cần biết được hình phạt nào là con chưa đủ khả năng để gánh. Việc tiếp tục phạt con không khác gì cô lập con, và đẩy con dần xa cha mẹ hơn. Và trong vô thức dần tạo ra hình thức cuồng loạn cho trẻ.
Bạo hành cảm xúc
3. Bạo hành cảm xúc trong câu nói, trong sự so sánh con, la mắng con hay giễu cợt, chọc ghẹo con
Giống như so sánh, một lời nói giễu cợt có thể mang đến kết quả theo cách mà cha mẹ không bao giờ nghĩ đến. Con bạn có thể thật sự không thể làm tốt hơn. Học là một quá trình của thử nghiệm và mắc sai lầm.
Bạn có thể nhận thấy câu nói của mình không có vấn đề gì, nhưng khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ gửi một thông điệp đến lũ trẻ rằng chúng chỉ khiến người khác vướng chân và chúng không bao giờ có thể làm được điều gì đúng cả. Vì vậy, thay vì những câu nói kiểu như “Không thể tin được con đã làm đổ tung tóe sữa ra bàn” hay “Mẹ nghĩ con phải làm được việc đó một cách cẩn thận hơn ở tuổi này chứ”, mẹ hãy cụ thể hơn “Mẹ nghĩ lần sau con rót theo cách này sẽ tốt hơn”.
Bắt đầu của sự bạo hành cảm xúc
Bác sĩ tâm thần đã thấy một mô hình ở hầu hết các bệnh nhân rằng khi trẻ em bị nhốt trong tủ quần áo sẽ làm trẻ có khả năng tổn thương tâm lý dẫn đến rối loạn đa nhân cách như nó được công chúng biết đến, như một hình thức để thoát khỏi những tình huống mà họ đang mắc kẹt trong tủ, họ nghĩ ra, tưởng tượng ra nhiều nhân vật.
Hầu hết cha mẹ tin rằng khóa con cho dù mười phút trong một khu vực nhỏ sẽ hạn chế các hoạt động của con , tuy nhiên cho dù là chỉ để trẻ một mình phạt trong góc nhà, hay ngay cả ngồi trên ghế, hay thảm suy nghĩ cũng được xem là một sự cô lập trẻ, và cô lập có thể tạo ra một trí tưởng tượng cung cấp an ninh giả tạo tại thời điểm đó cho con.
Ảnh hưởng của bạo hành cảm xúc
Bạo hành cảm xúc sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng ở trẻ. Sau đây là các trạng thái phổ biến ở trẻ em khi bị bạo hành về cảm xúc.
- Tự ti
- Bệnh trầm cảm và lo âu
- Các vấn đề liên quan đến hiếu chiến hoặc tức giận
- Khó khăn trong việc duy trì một mối quan hệ ổn định
- Chống đối xã hội
- Bấu víu/ dựa dẫm
Loại bỏ bạo hành cảm xúc!
Đừng cản trở sự phát triển cảm xúc của trẻ với việc bạo hành cảm xúc với trẻ. Các vết sẹo của bạo hành có thể không được hiển thị nhưng chúng vẫn còn ở lại mãi. Nếu bạn không thể phát triển các cảm xúc của con bạn theo chiều hướng tích cực, thì không nên gây bất kỳ khó khăn nào theo chiều hướng phát triển tiêu cực hành vi, tâm lý trẻ.
Nếu bạn tấn công một đứa trẻ để làm nổi bật uy quyền của mình so với trẻ em, rất có thể là con sẽ muốn tạo ra một tình huống tương tự và giới thiệu sức mạnh của mình bằng cách tấn công một trong những người bạn của mình hoặc chọn tấn công những bé nhỏ hơn mình.
Đọc thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!