Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh lý có thể phát sinh từ nhiều nguồn tác nhân gây hại. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý này thường là do trẻ bị: táo bón, bệnh trĩ, viêm đại tràng, kiết lỵ… Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan và xem thường hiện tượng này. Điều quan trọng nhất cần làm là tìm ra được nguyên nhân và khắc phục một cách nhanh chóng, tránh để kéo dài có thể gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé về sau.
Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi là gì?
Hiện tượng xuất hiện máu sau khi trẻ đi ngoài hay có máu ở cuối đoạn phân của trẻ chính là trường hợp được xem như trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi. Trên thực tế thì hiện tượng này có thể được tìm thấy ở bất kì độ tuổi nào, từ người già, trung niên cho đến những người trẻ, vị thành niên. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện ở các bé nhỏ thì chúng ta phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời để tránh dẫn đến những bệnh lý về sau cho trẻ.
Hiện tượng đi ngoài ra máu có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm
Cách để nhận biết trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi
Các bậc phụ huynh cũng nên biết rằng, việc trẻ đi ngoài ra máu chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Đầu tiên, chúng ta nên quan sát thật cẩn thận và đánh giá xem liệu đó có phải là máu không. Do các cơ quan hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn còn yếu nên đôi khi lượng thực phẩm như: dưa hấu, cà chua, dâu tây, syrup… cơ thể bé không kịp hấp thụ hết đã đào thải dẫn đến việc cha mẹ có thể hiểu lầm là trẻ đại tiện ra máu.
Ngoài ra thì việc cho các bé uống các loại kháng sinh, sắt…đôi khi cũng có thể dẫn đến các tình trạng tương tự. Chúng ta cần phải bình tĩnh là đánh giá một cách chính xác nhất.
Các trường hợp thường thấy nhất là: Phân của trẻ có lẫn nhiều máu tươi, phần máu màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi hoặc đôi khi phần máu thải ra chỉ chiếm một phẩn nhỏ trên giấy vệ sinh…
Tác nhân chủ yếu làm trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi
1. Táo bón
Có thể nói, táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu mà chúng ta thường thấy nhất. Triệu chứng thường thấy sẽ là các đoạn phân thường khá khô cứng, dẫn đến tình trạng khi trẻ đi nặng có thể dễ làm rách hậu môn, gây hiện tượng xuất huyết.
Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài ra máu
2. Bệnh trĩ
Nghe có vẻ khó tin nhưng bệnh lý này hoàn toàn có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ. Việc táo bón kéo dài, đại tiện không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Từ đó, nguyên nhân này dẫn đến tình trạng trĩ ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ bị trĩ đó chính là tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Nếu chú ý quan sát sẽ dễ dàng nhận thấy: các bé sẽ thường rất sợ khi phải đi vệ sinh. Vì bé sẽ rất đau rát, phần hậu môn có thể tiết ra chất dịch nhầy, gây khó chịu, ngứa ngáy.
3. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong các tác nhân dẫn đến việc trẻ đi ngoài ra máu. Tình trạng viêm đại tràng ở trẻ thường dẫn đến các hiện tượng: máu nhầy và có màu đỏ bầm. Rất dễ dẫn đến các biến chứng như: suy dinh dưỡng, viêm da, viêm khớp, viêm mắt…
4. Dị ứng một số loại thực phẩm
Hiện tượng thường thấy sẽ là có máu lẫn trong phân, nhưng thường sẽ tự khỏi sau một thời gian. Các bé vẫn sẽ khỏe mạnh và phát triển bình thường nên không có gì đáng quan ngại cả.
Để tránh tình trạng này xảy ra thì các bậc phụ huynh nên hạn chế cho các bé ăn những thực phẩm không an toàn cho hệ tiêu hóa cũng như là cơ địa của trẻ nhỏ như: hải sản, trứng, các loại hạt từ đậu…
5. Tình trạng nứt hậu môn ở trẻ
Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Do cơ địa cũng như là hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa ổn định. Bên cạnh đó các lớp niêm mạc ở vùng hậu môn của trẻ rất mỏng nên dễ dẫn đến việc tổn thương, rách, nứt hậu môn. Chỉ cần vết nứt nhỏ tại niêm mạc phía trong hậu môn cũng có thể dẫn đến việc trẻ đi ngoài ra máu.
Việc trẻ rặn quá sức khi đi ngoài có thể dẫn đến nứt rách hậu môn
6. Kiết lỵ
Đây chính là bệnh đường ruột do loại vi trùng Amip gây ra. Ngoài việc làm trẻ đại tiện ra máu còn dẫn đến các tình trạng như: đau bụng, tiêu chảy, sốt nhẹ….
7. Nhiễm trùng tiêu hóa
Trẻ từ 3 tuổi gặp tình trạng đại tiện ra máu có thể đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do các loại vi khuẩn đã xâm nhập, lây nhiễm vào các lớp mô quanh hậu môn. Chúng gây tình trạng viêm, nứt rách hậu môn. Các loại vi khuẩn có thể kể đến như: campylobacter, shigella, salmonella…
Cách chữa trị cho trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi
Phụ huynh nên sử dụng nhiều thực phẩm bổ sung chất xơ vào bữa ăn mỗi ngày của trẻ
Tùy vào từng trường hợp, mức độ các bậc cha mẹ có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ, khuyến khích các bé ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Uống các loại nước ép rau quả thường xuyên.
- Tạo cho trẻ thói quen uống nước lọc mỗi ngày. Lượng nước được khuyến khích trung bình sẽ từ 1 -1,5L mỗi ngày. Chuyển sang sử dụng xen kẽ các loại nước hoa quả tươi thường xuyên. Tránh trường hợp các bé ngán khi phải uống nước lọc quá nhiều nhé!
- Hạn chế các gia vị cay nóng, gây khó tiêu trong bữa ăn của bé. Giúp bé dễ tiêu hóa, trao đổi chất tốt hơn.
- Nên cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Tránh tình trạng để bé ngồi một chỗ quá lâu. Cũng như tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc. Đừng dùng sức rặn quá nhiều mỗi khi đi vệ sinh.
Kết luận
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Điều này giúp ta phát hiện được các bệnh lý nguy hiểm kịp thời. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ rất có ích cho sức khỏe của bé. Nó giúp bố mẹ có thể áp dụng những biện pháp khác nhau đểphòng tránh các biến chứng về sau.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!