Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì để con mau khỏe lại? Mẹ hãy ăn theo chế độ ăn BRAT bao gồm các thức ăn như chuối (Banana), gạo (Rice), táo (Apple) và bánh mì (Toast) và bổ sung lợi khuẩn thông qua việc ăn thêm sữa chua.
Khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Bên cạnh đó, trẻ còn phải đi ngoài nhiều lần trong ngày. Vì vậy mẹ cần chú ý các triệu chứng của bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh để kịp thời chữa trị đúng cách. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn cho phù hợp.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh là gì?
- Các biểu hiện của bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Các dạng kiết lỵ thường gặp ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sơ sinh bị đi kiết mẹ nên ăn gì
- Chăm sóc trẻ sơ sinh bị kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ. Do hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của các bé còn yếu, hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Khi có vi khuẩn hay các tác nhân gây xâm hại xâm nhập ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng viêm, rối loạn tiêu hóa.
Khám phá thêm:
Kiết lỵ là bệnh lý nhiều trẻ sơ sinh mắc phải
Khoa học hiện đại đã tìm ra các nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ. Trẻ bị kiết lỵ là do các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột như shigella, campylobacter, salmonella hoặc enterohemorrhagic E.coli gây nên. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em sẽ khiến cho bé đi đại tiện liên tục. Phân của bé cực kì lỏng, có dịch nhầy và máu kèm theo.
Sau từ 1 đến 2 ngày bé sẽ rất mệt mỏi và sút cân. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó gây nguy hiểm đến tính mạng của bé nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Vi khuẩn gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng là nguyên nhân của bệnh này. Bệnh lây truyền qua phân, vì vậy nếu trong nhà có người bị bệnh này, khi đi vệ sinh không rửa tay cẩn thận và sau đó chạm vào đồ ăn của người khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan.
Ngoài ra còn một nguyên nhân nữa đến từ thú nuôi trong nhà. Phân của chó, mèo hoặc thú cưng cũng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi trẻ chơi đùa, tiếp xúc với các con vật như sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi vô tình cầm thức ăn đưa tay lên miệng cũng là lý do khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Trong nhà có ruồi cũng là nguyên nhân, khi ruồi bu vào phân người hoặc những nơi có vi khuẩn gây bệnh rồi đậu lên thức ăn khiến chúng ta ăn phải và bị nhiễm vi khuẩn.
Những người không có thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn.
Các biểu hiện của bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Đau thắt bụng: Bệnh khiến cho trẻ bị đau bụng quấy khóc. Hiện tượng đi kiết ở trẻ sơ sinh là phân của bé lỏng và ít có kèm dịch nhầy hoặc máu bên trong. Sau khi đi vệ sinh thì tình trạng được cải thiện.
- Sốt nhẹ hoặc không sốt: Bé xuất hiện tình trạng cơ thể ớn lạnh, sốt nhẹ hoặc không sốt. Bé cũng đi ngoài nhiều lần đồng thời phân có dạng đờm.
Đau thắt bụng, sốt… là những dấu hiệu của bệnh kiết lỵ
- Sốt cao kèm tiêu chảy: Một vài trường hợp bị nhiễm khuẩn trực trùng. Bệnh kiết lỵ ở trẻ em, trẻ sơ sinh còn có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy và đi phân lỏng ra nước.
- Đau rát hậu môn: Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày khiến cho trẻ bị đau rát hậu môn khi đi vệ sinh.
- Biếng ăn: Khi bị bệnh, trẻ thường có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa. Bé không muốn ăn từ đó khiến cơ thể thiếu chất, suy nhược.
Các dạng kiết lỵ thường gặp ở trẻ sơ sinh
Tuỳ vào các biểu hiện ở trẻ mà bố mẹ có thể xác định được trẻ bị kiết lỵ dạng nào. Đây là 2 dạng kiết lỵ thường thấy ở trẻ sơ sinh:
- Kiết lỵ amip: Trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu.
- Kiết lỵ trực trùng: Trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Ngoài ra, còn có triệu chứng hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi vệ sinh đại tiện, đi phân có nhầy máu nhiều lần trong ngày.
Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, mẹ nên ăn gì?
Những thức ăn mẹ ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sức đề kháng cũng như hệ tiêu hoá của bé. Vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn của mẹ là cách dễ nhất và tự nhiên nhất để giúp điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ sơ sinh.
Dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến con
- Chế độ ăn BRAT: Đây là chế độ ăn bao gồm các thức ăn như chuối (Banana), gạo (Rice), táo (Apple) và bánh mì (Toast). Chế độ này tập trung ăn các món ăn ít đạm, ít béo và giúp bé dễ tiêu hoá. Bên cạnh đó, chất xơ trong các món ăn trong chế độ BRAT sẽ giúp phân của con đặc hơn.
- Bổ sung chuối: Trong chuối chứa nhiều kali, rất tốt để thay thế chất điện giải, cần thiết để duy trì chức năng tế bào, bù đắp chất điện giải mất đi do kiết lỵ.
- Bổ sung lợi khuẩn thông qua việc ăn thêm sữa chua: Vi khuẩn sống, được gọi là probiotic, thường thấy trong đường tiêu hóa bị mất do tiêu chảy. Probiotics chứa vi khuẩn sống tương tự như vi khuẩn có lợi để chống lại vi trùng trong hệ tiêu hoá. Khi ăn món này, mẹ nên chọn yaourt hoặc sữa chua ít đường. Đường có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng tiêu chảy của bé.
Khám phá thêm:
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị kiết lỵ
Bé nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Mẹ nên tiếp tục cho con bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không bú sữa mẹ, thì mẹ nên cho trẻ ăn sữa mà trẻ thường dùng. Lúc này mẹ nên pha loãng hơn 1/2 trong vòng 2 ngày.
Bé 6 tháng tuổi trở lên
Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, bé nên bổ sung một ít món giàu dưỡng chất như thịt nạc, thịt cá, trứng…Cách chữa kiết lỵ cho trẻ sơ sinh là cho con uống nước ép chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm,… để tăng thêm lượng kali, beta, carotene, vitamin C. Bé con cần uống sữa nhiều hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất. Bé trên 6 tháng tuổi có thể uống bổ sung 50 – 100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
Mẹ cũng nên thực hiện những điều sau trong quá trình chăm sóc bé bị kiết lỵ:
Mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc bé bị kiết lỵ
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi giúp bé đi vệ sinh.
- Nếu trẻ bị sốt cao, mẹ hãy hạ sốt cho trẻ để tránh trường hợp co giật do sốt.
- Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Tránh lạm dụng đồ ăn bổ dưỡng nhưng lại không thích hợp với lứa tuổi của con.
- Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy cho trẻ. Đây là con dao 2 lưỡi. Khi bé đi đại tiện phân lỏng, cơ thể cũng đang tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột. Điều này giúp bé nhanh khỏi bệnh.
- Khi trẻ tiêu chảy sang ngày thứ 2, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Bác sĩ sẽ giúp bé chẩn đoán bị kiết lỵ hay do một tình trạng sức khỏe khác. Từ đó, bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ có được lộ trình chữa bệnh thích hợp cho bé.
Kết
Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chế độ ăn của mẹ cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Thế nên mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của mình để phòng tránh bệnh cho con. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì.
Nguồn thông tin: Kiết lỵ: Nguyên nhân triệu chứng và các phương pháp điều trị – Medlatec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!