Trẻ bị chó mèo cắn nên sơ cứu như thế nào? Vết cắn của động vật có thể gây bệnh cho trẻ nên việc xử lý vết thương là rất quan trọng. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Một số điểm cần lưu ý khi trẻ bị chó mèo cắn
- Sơ cứu trẻ bị chó mèo cắn
- Nguy cơ lây nhiễm của trẻ bị mèo cắn
- Uống thuốc gì để tránh nhiễm trùng?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Câu hỏi: Khi bị chó mèo cắn có bắt buộc phải chích ngừa dại ngay lập tức? Thời điểm nên chích ngừa tốt nhất là khi nào?
Vắc-xin ngừa dại có gây ảnh hưởng gì về sau không?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Khi bị chó mèo cắn, người bệnh cần được tiêm vắc xin phòng dại để ngừa bệnh. Đặc biệt, việc tiêm ngừa là bắt buộc trong một số trường hợp:
– Động vật cắn được xác định bị dại hoặc nghi ngờ dại.
– Động vật gây ra vết xước da, chảy máu.
– Khi màng nhầy của da tiếp xúc với nước bọt của động vật cắn.
– Động vật cắn người bị chết, biến mất trong thời gian theo dõi, có những biểu hiện hành vi không bình thường.
Thời gian tiêm phòng sau khi bị chó cắn tốt nhất là trong khoảng 24 giờ sau khi bị chó cắn.
Vắc-xin phòng bệnh dại được làm từ virus dại đã chết và nó không thể gây bệnh dại, do đó nguy cơ vắc xin gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng là vô cùng nhỏ. Một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin như đau nhức, sưng đỏ vết tiêm, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, chóng mặt, nổi mề đay, đau khớp, sốt. Chính vì vậy việc tiêm ngừa dại sau khi bị chó mèo cắn là rất an toàn, ít tác dụng phụ.
Một số điểm cần lưu ý khi trẻ bị chó mèo cắn
Nếu trẻ bị cắn vào vùng mặt, cổ, bộ phận sinh dục, hoặc bị cắn nhiều vết, thì trẻ cần được tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt (trong vòng 48 giờ sau khi bị cắn).
Nếu vết cắn nhỏ và vị trí cắn không thuộc các vùng nêu trên thì có thể theo dõi chó, mèo trong vòng 10 ngày, nếu chó, mèo không có biểu hiện dại thì trẻ không cần tiêm phòng dại. Trong trường hợp chó, mèo chết hoặc không theo dõi được thì trẻ vẫn cần được tiêm phòng.
Tiêm phòng dại có nhiều mũi (tùy thuộc các hãng khác nhau) nhưng cần tiêm đủ liều để đảm bảo hiệu quả.
Có thể bạn chưa biết:
Thời kỳ ủ bệnh dại được tính từ thời điểm bị chó mèo cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu quyết định khả năng cứu sống người bệnh. Dấu hiệu khác lạ duy nhất là dựa trên vết cắn. Vì vậy, người bị động vật cắn cần phải đi khám để tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.
Khi bị chó cắn có nên tiêm phòng ngay? Bị mèo cắn bao lâu thì chích ngừa? Tiêm vacxin phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu nạn nhân bị động vật đang bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Đặc biệt cần nhanh chóng tiêm phòng trong các trường hợp sau đây:
- Vết cắn gây xước da và vết thương đã bị chảy máu.
- Màng nhầy ở da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
- Con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi hoặc có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường, bị ốm hoặc thay đổi tính tình.
- Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.
Sơ cứu trẻ bị chó mèo cắn
Khi biết và nhìn thấy trẻ bị chó mèo cắn, điều đầu tiên cần làm là bình tĩnh nếu trẻ khóc và sợ hãi. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ sơ cứu vết thương nhanh nhất có thể.
Một số cách xử lý đầu tiên có thể được thực hiện cho các vết thương nhỏ bao gồm:
- Làm sạch vết thương dưới vòi nước bằng xà phòng, trong ít nhất vài phút.
- Đừng chà xát nó ngay lập tức vì nó sẽ làm bầm tím vùng da của con
- Bôi kem dưỡng da hoặc thuốc sát trùng.
- Tìm các dấu hiệu nhiễm trùng ở khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như đỏ hoặc đau, sưng hoặc sốt. Nếu xảy ra tình trạng mèo cắn bị sưng nhức, đó là dấu hiệu vết thương đã bị nhiễm trùng.
Nếu vết cắn có vẻ sâu hơn, bạn có thể làm một số thao tác này:
- Nếu mèo bị mèo cắn chảy máu nhiều, hãy dùng băng hoặc khăn sạch chườm lên để cầm máu xung quanh.
- Rửa vết thương bằng xà phòng và vòi nước chảy trong 5 phút, và không chà xát mạnh.
- Lau khô vết thương và băng lại bằng băng vô trùng.
- Không băng quá chặt, vì băng này có thể bịt kín vết thương và ngăn cản đường đi của vi khuẩn có hại.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng, trước khi các dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên xuất hiện.
Khám phá thêm:
Nguy cơ lây nhiễm của trẻ bị mèo cắn
Có một số bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra ở trẻ em khi bị động vật nhiễm bệnh cắn , chẳng hạn như:
Uốn ván
Trẻ em có thể bị uốn ván, đặc biệt nếu vết mèo cắn rất sâu. Tình trạng này cũng dễ xảy ra hơn nếu vết thương bị dính chất bẩn. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên giữ cho vết thương được vô trùng và vệ sinh thường xuyên.
Bệnh dại
Không chỉ chó, mèo cũng có thể gây bệnh dại. Nếu bạn nghi ngờ một con mèo cắn bị dại, hãy báo ngay và đưa con bạn đến bệnh viện ngay lập tức.
Nhiễm khuẩn
Ở một số con mèo, thường có vi khuẩn Pasteurella multocidatrong miệng của mình. Những vi khuẩn này gây nhiễm trùng vết thương ở trẻ em.
Thuốc để tránh nhiễm trùng
Khi bé bị chó mèo cắn, bạn cũng có thể cho bé uống thuốc, hãy gặp bác sĩ để được kê đơn vì vết cắn của mèo dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là với vi khuẩnP. multocida, vì vậy nó là cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Hi vọng những thông tin này hữu ích với mẹ!
Theo theAsianparent Indonesia
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!