Cách xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết!
Cho dù con trẻ có nuốt phải dị vật, bị hóc nghẹn hay không. Thì những cách xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn sau đây bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết.
Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngắn ngủi nhưng nếu không biết làm hoặc làm không đúng cách, cha mẹ có thể đẩy con vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Trẻ trong độ tuổi 1-3 rất có khả năng rơi vào các tình huống nguy hiểm này. Rủi ro có thể đến từ bất cứ “sát thủ vô hình nào”: tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch…
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), việc bị hóc dị vật , dẫn đến mắc nghẹn, thậm chí ngẹt thở là tai nạn không phải hiếm thấy. Mặc dù kích cỡ dị vật nhỏ nhưng nó cũng rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong khi làm tắc đường khí quản, không đưa được oxy lên não.
Khi bị hóc dị vật, nạn nhân thường có những biểu hiện như dùng tay ôm cổ họng, ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở do dị vật mắc vào thanh quản, một số trường hợp thiếu oxy có thể xuất hiện những triệu chứng như giãy giụa, mặt đỏ bừng, ngã vật xuống…
Nếu đột nhiên thấy có con biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện.
Cách xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé. Nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu
Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia. Để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con. Tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
Xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn
Cách 3: Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững. Hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.
Xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn
Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.
Xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn
Một số lưu ý
- Bạn nên tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi việc vẫn ổn và bé không cần phải sợ hãi.
- Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để cố gắng lấy dị vật ra. Vì rất có thể hành động này càng đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Ngoại trừ những đồ ăn khô như bánh quy. Còn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn thôi.
Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Cách hạn chế nguy cơ hóc nghẹn ở trẻ
Trẻ nhỏ thường cho những vật nhỏ vào miệng. Điều này có thể khiến trẻ bị mắc nghẹn ở cổ gây cản trở khí quản, dẫn đến nghẹt thở. Để hạn chế nguy cơ nghẹt thở ở trẻ nhỏ, bạn cần:
- Theo dõi trẻ thường xuyên và không để trẻ cho những vật có kích thước nhỏ vào miệng.
- Đừng để trẻ chơi những loại đồ chơi có mảnh ghép nhỏ.
- Cho trẻ ăn các loại trái cây không hạt.
- Xay thật kỹ thức ăn nếu trẻ còn quá nhỏ và mới ăn dặm.
- Dạy trẻ không nên cười và nói chuyện khi ăn.
- Dạy trẻ không cho nhiều thức ăn vào miệng cùng một lúc.
- Đừng cho trẻ ăn và uống khi đi bộ hoặc chạy xe.
- Nếu trẻ đang ăn, đừng đùa giỡn hoặc làm mất sự chú ý của trẻ.
- Hãy chắc chắn rằng trẻ không ngậm nắp bút khi đang học.
Tổng hợp cho theAsianparent Việt Nam
Xem thêm
Cậu bé bị mắc nghẹn dẫn đến tử vong tại trường mầm non
Trẻ tử vong vì hóc hạt nhãn
Nghẹt đường thở với giấy ăn – Bé trai 2 tuổi phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!