Bé ăn gạo lứt có tốt không? Gạo lứt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé, bổ sung gạo lứt vào bữa ăn có thể giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
- Khi nào bạn nên thêm gạo lứt vào chế độ ăn của bé?
- Bé ăn gạo lứt có tốt không? Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh
- Một số công thức chế biến gạo lứt đơn giản mà bạn có thể thử
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g gạo lứt đã nấu chín:
- Vitamin B1: 0,401mg
- Vitamin B2: 0,093mg
- Vitamin B3: 5,091mg
- Vitamin B5: 1,493mg
- Vitamin B6: 0,509mg
- Vitamin B9: 20mcg
- Tinh bột: 77,24g
- Đường: 0,85g
- Chất xơ: 3,5g
- Chất béo: 2,92g
- Protein: 7,94g
- Nước: 10,37g
- Canxi: 23mg
- Sắt: 1,47mg
- Mangan: 3,743mg
- Magiê: 143mg
- Phốt pho: 333mg
- Natri: 7mg
- Kali: 223mg
- Kẽm: 2,02mg.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan, gạo lứt khi xay xát chỉ bị bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên nhiều chất dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên. chất xơ trong gạo lứt gấp nhiều lần so với gạo trắng. Khi ăn sẽ có cảm giác no lâu, không làm tăng lượng đường trong máu.
Khi mua gạo nên chọn gạo mới vì còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Gạo đóng trong túi nilon, mỗi lần mở túi lấy gạo thì cần phải buộc chặt, tránh không khí vào túi gạo sẽ bị mất dinh dưỡng. Cơm nấu chín nên sử dụng luôn, tránh để cơm thừa từ bữa này sang bữa kia, mất nhiều dinh dưỡng.
Gạo lức chứa nhiều dinh dưỡng (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết
Khi nào bạn nên thêm gạo lứt vào chế độ ăn của bé?
Bé ăn gạo lứt có tốt không? Rất tốt vì gạo lứt vốn được biết đến là có nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, việc bạn cho bé ăn gạo lứt trong thời gian ăn giặm cũng rất tốt vì gạo lứt ít gây dị ứng.
Gạo lứt được chuẩn bị ở nhà là lựa chọn an toàn cho bé. Phần lớn các chuyên gia đều khuyên bạn chỉ nên cho bé ăn thực phẩm rắn sau khi bé 6 tháng tuổi. Do đó, bạn thể thêm gạo lứt vào chế độ của bé sau khi bé 6 tháng tuổi.
Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của gạo lứt:
- Gạo lứt có chứa các axit béo cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Với lượng chất xơ dồi dào, món ăn này có thể giúp trẻ hạn chế bị táo bón.
- Gạo lứt rất giàu vitamin B. Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé, bao gồm phát triển thể chất và phát triển trí não.
- Các protein có trong gạo lứt rất tốt đối với phát triển cơ. Ngoài ra, các axit amin cũng tốt cho việc phát triển khớp và dây chằng.
- Gạo lứt rất giàu năng lượng, có thể giúp bé vui chơi cả ngày mà không thấy mệt mỏi.
- Gạo lứt rất dễ tiêu hóa. Điều này rất tốt cho trẻ sơ sinh vì hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, thức ăn dễ tiêu hóa sẽ tốt cho bé.
Gạo lứt rất dễ tiêu hóa (Nguồn ảnh: Unsplash)
Một số công thức chế biến gạo lứt đơn giản mà bạn có thể thử
1. Gạo lứt nấu với đậu
Chuẩn bị
Thực hiện
- Vo gạo, ngâm nước khoảng 30 phút, sau đó chắt bỏ nước.
- Cho gạo và đậu vào nồi áp suất, thêm nước và đậy nắp. Nấu cho đến khi mềm, bạn có thể thêm một ít bơ để tăng hương vị của món ăn.
2. Gạo lứt nấu với bí ngô
Chuẩn bị
- Gạo lứt
- Bí ngô đã bỏ vỏ và hạt
- Nước
Thực hiện
- Vo gạo và ngâm khoảng 30 phút.
- Bí ngô rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ, sau đó hấp chín khoảng 30 phút rồi cho vào máy xay cùng với gạo và nước.
- Cho hỗn hợp vào nồi và đun sôi trong vài phút. Giảm lửa và nấu thêm vài phút nữa. Để nguội và cho bé dùng.
Bí ngô là loại thực phẩm tốt với bé ăn dặm (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết
3. Gạo lứt với sữa
Chuẩn bị
- Bột gạo lứt hoặc gạo hữu cơ
- Nước
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Đường
Thực hiện
- Đun nước sôi, thêm bột gạo lứt và khuấy đều khoảng 8 – 10 phút để tránh bị vón cục.
- Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức cùng với ít đường. Tắt lửa, múc ra bát và cho bé dùng.
Theo theAsianparent Singapore, Gạo trắng và gạo lứt, loại nào bổ dưỡng hơn? – VnExpress
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!