Trẻ 7 tháng bị sốt, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, mát, thấm hút mồ hôi. Dùng khăn bông thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên trán của trẻ. Đồng thời lau khắp người bé, giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
- Trẻ 7 tháng bị sốt có nguy hiểm không?
- “Gọi tên” những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 7 tháng bị sốt
- Nên và không nên làm gì khi trẻ 7 tháng bị sốt?
Trẻ 7 tháng bị sốt có nguy hiểm không?
Bình thường, thân nhiệt của trẻ tương tự như người lớn, 36.5-37.5 độ. Do các cơ quan trong cơ thể bé vẫn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu nên trẻ dễ sốt hơn người lớn. Nếu mẹ sờ vào bụng hoặc nách của bé thấy nhiệt độ cao rất có thể trẻ đã sốt.
Ngoài ra, bạn có thể biết trẻ 7 tháng bị sốt thông qua nhiều dấu hiệu khác. Khi sốt, mắt trẻ không còn linh hoạt, lừ đừ. Môi và má cũng đỏ hơn bình thường. Để biết chính xác bé bị sốt ở mức nhẹ hay nặng, mẹ nên dùng đo nhiệt độ của bé. Nhiệt độ dưới 38.5 độ là sốt nhẹ, trên 39 độ là sốt cao và trên 40 độ là sốt rất cao.
Sốt khiến bé mỏi mệt, hay quấy khóc, ăn ngủ không ngon
Theo các bác sĩ, trẻ 7 tháng bị sốt không hẳn là một căn bệnh mà là phản ứng của cơ thể. Khi trẻ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, trong cơ thể sẽ hình thành một “đội quân bảo vệ” để “chiến đấu”. “Đội quân” này khiến thân nhiệt tăng và gây sốt. Chính vì vậy, sốt không phải là hiện tượng lạ với trẻ 7 tháng tuổi, đa phần không gây nguy hiểm.
Nếu bố mẹ biết chăm sóc đúng cách, sốt sẽ khỏi rất nhanh. Ngược lại, nếu bạn không biết cách chăm sóc, bệnh nhẹ có thể chuyển nặng hơn. Cách tốt nhất, bố mẹ nên trang bị kỹ các kiến thức nhất định về sốt ở trẻ nhỏ để có hướng xử lý phù hợp.
Mẹ có thể quan tâm:
Sốt ở trẻ và cách chăm sóc bé khi sốt
“Gọi tên” những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 7 tháng bị sốt
Trẻ 7 tháng tuổi bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Các bệnh lý thông thường: Các bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ như viêm mũi, viêm họng, nhiễm virus… đều có thể khiến bé bị sốt. Trong trường hợp này, sốt thường đi kèm các dấu hiệu như ho, sổ mũi, phát ban…
- Sau chích ngừa: Thông thường sau chính ngừa, vacxin, trẻ rất dễ sốt. Đây không phải là một trường hợp đáng ngại.
- Mọc răng: 7 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng. Những chiếc răng dần nhú lên không chỉ khiến bé đau nhức mà còn ảnh hưởng gây sốt.
- Mắc bệnh nguy hiểm: Nếu trẻ sốt cao, trên 38.5 độ, bố mẹ cần cẩn trọng bởi có thể, bé mắc các bệnh nguy hiểm. Viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não… là những bệnh bố mẹ không thể xem thường.
Bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị sốt để có cách chăm sóc phù hợp
Nên và không nên làm gì khi trẻ 7 tháng bị sốt?
Đa phần trường hợp trẻ 7 tháng bị sốt không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng bố mẹ có thể chủ quan. Kể cả trong trường hợp trẻ sốt vì những nguyên nhân đơn giản, bạn cũng cần biết cách chăm sóc. Bởi nếu không, tình trạng sốt kéo dài khiến bé ăn không ngon, ngủ không sâu, hay quấy khóc… Không ít bố mẹ do tâm lý chủ quan, nghĩ rằng con chỉ sốt thông thường nên không chăm sóc con đúng cách. Từ đó dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy bố mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ 7 tháng bị sốt?
Mẹ có thể quan tâm:
Trẻ sốt do mọc răng bao lâu thì khỏi và lời khuyên dành cho mẹ
Những điều bố mẹ nên làm
Điều đầu tiên bạn cần làm khi thấy bé bị sốt đó là hạ sốt cho con. Cho bé mặc những bộ quần áo chất liệu nhẹ, mát, thấm hút mồ hôi. Đồng thời, để bé nằm ở phòng thông thoáng, mát mẻ để mau hạ nhiệt.
Một phương pháp hữu hiệu khác bạn có thể áp dụng đó là chườm khăn ấm. Dùng khăn bông thấm nước ấm, vắt khô rồi đắp lên trán của trẻ. Hoặc dùng khăn ấm lau khắp người bé, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ giảm đáng kể. Lưu ý, nên lau kỹ những vùng như nách, bẹn, cổ… để bé cảm thấy dễ chịu. Nếu bé phản đối việc lau người, bạn đặt bé ngồi vào thau nước ấm, bé sẽ thoải mái hơn.
Chườm khăn ấm sẽ giúp trẻ hạ nhiệt nhanh hơn
Với trẻ 7 tháng tuổi bị sốt, thứ bé cần uống không phải uống mà là nước. Sốt khiến cơ thể tiêu hao một lượng nước khá nhiều do sự bài tiết mồ hôi qua da. Vậy nên, hãy cho bé uống thật nhiều nước.
Song song với đó, bạn cũng cần theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên. Cứ 30 phút đến 1 tiếng, bạn nên đo lại nhiệt độ cơ thể của con.
BSCK II Trần Thị Linh Chi – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các triệu chứng như:
- Trẻ sốt trên 40 độ C, có hiện tượng co giật.
- Trẻ gặp khó khăn khi ăn, không thể uống nước.
- Trẻ ngủ nhiều giờ và khó đánh thức.
- Trẻ khó chịu, cảm thấy đau khi bố mẹ chạm vào người.
- Vệ sinh ra máu.
Trong điều kiện thời tiết lạnh và dịch bệnh như hiện nay, trẻ có nguy cơ mắc phải các loại bệnh với dấu hiệu đầu tiên là sốt. Vì thế, bố mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sốt trên 38 độ để được điều trị kịp thời”.
Những điều bố mẹ không nên làm
Để tránh trường hợp con đang sốt nhẹ chuyển sang sốt nặng, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không ủ ấm quá kỹ cho trẻ 7 tháng tuổi bị sốt. Nhiều bố mẹ sợ con lạnh nên có tìm cách ủ ấm con. Điều này vô tình khiến thân nhiệt bé tăng cao hơn.
- Không để trẻ ở nơi quá nhiều gió hoặc nơi bí bách, ngột ngạt. Nằm trong không gian như vậy càng khiến bé khó chịu, quấy khóc.
- Không được sử dụng nước lạnh để lau chườm cho trẻ 7 tháng bị sốt. Đồng thời, không được đắp khăn lạnh lên bụng trẻ.
- Không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Hy vọng rằng, qua bài viết này, bố mẹ đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể xử trí khi trẻ 7 tháng bị sốt.
Nguồn tham khảo: Trẻ sốt đến đâu mới phải uống thuốc hạ sốt? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!