Làm thế nào để con phát triển khỏe mạnh luôn là câu hỏi mà bậc phụ huynh quan tâm. Đặc biệt là việc xây dựng các yếu tố tác động đến nền tảng sức khỏe từ bên trong, bao gồm hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Vậy cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ quá trình khôn lớn diệu kỳ của con? Hãy cùng tìm hiểu thông qua cuộc phỏng vấn của theAsianparent Việt Nam với Chuyên gia Anh Nguyễn nhé!
Chuyên gia Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester, Vương quốc Anh. Anh cũng là thành viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh và Hội đồng biên tập (Editorial Board Member) của Tập San Harvard Public Health Review, ĐH Harvard, Mỹ. Qua những chia sẻ bổ ích của mình trên trang cá nhân trong nhiều năm qua, tác giả cuốn sách Làm mẹ không áp lực được biết đến là một chuyên gia dinh dưỡng tin cậy của các bậc cha mẹ có con nhỏ tại Việt Nam.
theAsianparent: Mỗi khi đến thời điểm giao mùa, trẻ dễ bị nhiễm các loại virus gây bệnh hơn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ bị các bệnh đường tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày- thực quản, tiêu chảy, táo bón, không dung nạp lactose. Vậy các mẹ nên làm gì để giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tối đa các dưỡng chất nạp vào cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh?
Chuyên gia Anh Nguyễn: Để giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt cũng như tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ có thể áp dụng những điều sau:
- Thay vì ép hay dụ trẻ ăn thật nhiều, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu và có thể tăng bữa ăn hoặc bữa phụ.
- Cho phép thời gian bữa ăn tối đa 30 phút. Hãy dạy trẻ tầm quan trọng của việc nhai kỹ để trẻ không bị biếng ăn thịt, rau củ sau 2 tuổi.
- Hạn chế các loại bánh, kẹo, nước ngọt cho trẻ dưới 6 tuổi. Cha mẹ nên lưu ý tránh để trẻ ăn vặt gần các bữa ăn, điều này sẽ làm trẻ no và tiêu hóa kém hơn.
- Bữa ăn của trẻ nên có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng chính tác động đến sự tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ, gồm: (1) nhóm rau củ quả để cung cấp vi khoáng-chất xơ, (2) nhóm tinh bột, (3) nhóm chất béo, và (4) nhóm chất đạm. Trong đó, để tạo ra các enzyme tiêu hóa cũng như các thành phần miễn dịch quan trọng cần nguyên liệu là các axit amin và nhóm đạm là nguồn cung cấp axit amin cho cơ thể. Do vậy, lựa chọn và phân bổ đa dạng nguồn đạm trong tuần là cách giúp trẻ nhận đủ các axit amin cần thiết.
- Xây dựng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh thông qua việc bổ sung lợi khuẩn và chất xơ từ thực phẩm. Chất xơ là hợp chất cần thiết cho hệ vi sinh vật đường ruột vì đây là thức ăn cho nhóm sinh vật này. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn đa dạng rau củ để nhận đủ lượng chất xơ thông qua 2-3 loại rau củ/ngày, khẩu phần 1 bữa = 1 nắm tay của trẻ. Gần đây, những nghiên cứu đã tìm thấy trong sữa mẹ cũng chứa một thành phần chất xơ rất tốt cho trẻ đó là HMOs. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy hợp chất HMOs này có tính vượt trội về miễn dịch thông qua tăng cường phát triển lợi khuẩn đường ruột nhóm bifidobacteria và ức chế sự bám dính nhóm hại khuẩn clostridium.
- Chế biến thức ăn cho trẻ hợp vệ sinh để tránh các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột của trẻ.
- Giúp trẻ có lối sống năng động và giảm thiểu tổng thời gian sử dụng màn hình điện tử dưới 60 phút/ngày cho trẻ từ 2-6 tuổi. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi vận động, tập thể ngoài trời để giúp trẻ ăn uống ngon hơn cũng như việc tiêu hóa hấp thu cũng thuận lợi hơn.
theAsianparent: Khi lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những gì để tìm được sản phẩm phù hợp nhất với thể trạng và nhu cầu của con mình?
Chuyên gia Anh Nguyễn: Khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Độ tuổi của trẻ.
- Vấn đề sức khỏe của trẻ. Khi trẻ đang có bất kì vấn đề sức khỏe nào, việc dùng thêm thực phẩm dinh dưỡng đều cần sự tư vấn từ bác sĩ.
- Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các yếu tố sau:
- Thành phần chất béo: tránh chất béo bão hòa, nên lựa chọn các loại có bổ sung thêm chất béo không bão hòa, DHA, …
- Chất đạm: nên lựa chọn loại có ghi rõ hàm lượng đạm trên 1 khẩu phần, chọn đạm chất lượng, dễ hấp thu, đặc biệt cho các bé từ 2-6 tuổi.
- Chọn loại có ghi rõ lượng muối, lượng đường tối thiểu trong 1 khẩu phần.
- Các thành phần từng gây dị ứng trước đây ở trẻ (nếu có) và tư vấn chuyên gia trước khi dùng cho trẻ.
- Các chất dinh dưỡng ưu tiên nên có cho sự phát triển trẻ nhỏ như HMOs, đạm Optipro, calcium, sắt, lợi khuẩn, …
- Lựa chọn các thương hiệu uy tín, các thông tin sức khỏe liên quan đến sản phẩm cần phải có chứng minh lâm sàng cụ thể.
- Sản phẩm cho trẻ nhỏ nên chú ý thêm thời hạn sử dụng của sản phẩm.
theAsianparent: Có thể thấy là đạm và HMOs được nhắc đến khá nhiều trong các chia sẻ của Chuyên gia. Vậy đạm và HMOs trong sữa đóng vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá và sức khoẻ của trẻ?
Chuyên gia Anh Nguyễn:
Đến nay, chúng ta có thể hiểu rằng hệ tiêu hóa được xem là nơi tập trung gần 70% tế bào miễn dịch của cơ thể và lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động đề kháng này. Những nghiên cứu về miễn dịch học đã tìm thấy mối liên hệ mật thiết giữa HMOs và hệ miễn dịch của trẻ từ lúc nhỏ đến khi lớn hơn. HMOs không chỉ ngăn ngừa các tác nhân tấn công vào cơ thể yếu ớt của trẻ, mà còn bảo vệ trẻ. Bằng chứng khá rõ là vai trò của HMOs trong việc nuôi dưỡng các vi sinh vật đường ruột, hỗ trợ lợi khuẩn đường ruột hoàn thiện chức năng để kích hoạt hệ thống bảo vệ, ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể của trẻ.
Theo báo cáo của TS.Clemens, Viện Dinh Dưỡng, ĐH Giessen, Đức đã cho thấy phần lớn các cơ quan tiêu hóa đều có sự đóng góp tích cực của HMOs, bao gồm dạ dày, ruột non và ruột già. Hoạt động bảo vệ của HMOs gồm 4 cơ chế chính là:
- Ngăn ngừa sự bám dính của vi khuẩn có hại lên tế bào niêm mạc, chặn đứng sự phát triển của chúng.
- Kích hoạt hoạt động phản kháng của tế bào niêm mạc.
- Tham gia vào hỗ trợ phát triển hệ vi sinh đường ruột.
- Tham gia vào huấn luyện sự trưởng thành của hệ miễn dịch.
Trong khi đó, đạm cần thiết cho hệ cơ phát triển và tham gia cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động miễn dịch trong cơ thể. Đạm là 1 chuỗi những axit amin, trong đó có những axit amin cơ thể chỉ lấy được từ nguồn đạm động vật là axit amin thiết yếu. Thiếu những axit amin thiết yếu, cơ thể trẻ có thể gặp bệnh lý. Thịt, cá, trứng và sữa là nguồn đạm có hầu hết những axit amin thiết yếu này. Do đó, cha mẹ cần phân bổ đều trong bữa ăn cho trẻ để cân bằng.
Xin cảm ơn Chuyên gia Anh Nguyễn!
Thông tin sản phẩm
- Sản phẩm dinh dưỡng NAN Optipro 4 mới có công thức từ Thụy Sỹ với bộ đôi độc đáo giữa dưỡng chất 2’- FL HMO & đạm chất lượng OPTIPRO giúp bé tăng cường sức đề kháng, hấp thu và hỗ trợ tiêu hóa – tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
- Đồng hành cùng mẹ nuôi dưỡng trọn tiềm năng trong con, Nestlé NAN tổ chức chương trình “Chia Sẻ Khoảnh Khắc Khôn Lớn Diệu Kỳ Của Con” đang diễn ra trên website. Mẹ hãy đăng ký thành viên, tham gia chương trình để lan tỏa nhiều hơn những khoảnh khắc khôn lớn diệu kỳ của con và nhận nhiều giải thưởng hấp dẫn nhé.
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt. NAN Optipro 4 là sản phẩm dinh dưỡng công thức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ từ 2 tuổi, không được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Số 7, Đường 17A, Khu Công Nghiệp Biên Hoà 2, Phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!