Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm. Để việc ăn dặm diễn ra thuận lợi cũng như giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất cần thiết, mẹ cần biết một số nguyên tắc ăn dặm như: cho bé ăn thức ăn gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức, ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều,… Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều khi cho bé ăn dặm như: chọn thực phẩm sạch, an toàn; không cho bé ăn bữa phụ chứa nhiều đường;… để hệ tiêu hóa của con không bị rối loạn trong quá trình ăn dặm.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?
- Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?
Bé 6 tháng mới bắt đầu ăn dặm nên chưa quen với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Việc nắm được những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp bé hấp thu các dưỡng chất một cách hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên tắc mẹ có thể tham khảo từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ về việc cho bé ăn dặm:
Ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức: Điều này giúp con quen dần với các loại thức ăn mới lạ để việc ăn dặm trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé – Chi tiết thực đơn cho bé 6-12 tháng
Cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp con hay ăn chóng lớn
Ăn từ loãng đến đặc: Đây là nguyên tắc bạn cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của con được thuận lợi, suôn sẻ. Đồng thời, nguyên tắc này sẽ giúp cơ thể con không bị phản ứng khi dùng thức ăn lạ, cũng như hệ tiêu hóa của bé dần quen với việc xử lý các loại thức ăn phức tạp hơn.
Ăn từ ít đến nhiều: Đây là một nguyên tắc quan trọng giúp hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện thích nghi với lượng thức ăn được đưa vào cơ thể, tránh tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động quá sức. Lúc đầu, bạn có thể tập cho bé ăn từ 1-2 muỗng bột, rồi tăng lên 1/3 đến nửa bát ăn bột mỗi bữa, cho bé ăn từ 2-3 cữ/ngày. Khi con ăn rất ngon miệng và ăn xong phần bột được mẹ chuẩn bị trong những ngày đầu, bạn không nên cho trẻ ăn thêm. Nếu con ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Cho bé ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của con quen với việc ăn dặm
Ăn từ ngọt đến mặn: Giai đoạn con bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho bé dùng thức ăn có vị ngọt trước như bột ngọt có vị sữa, để giúp con dễ tiếp nhận món ăn mới vì có vị sữa quen thuộc. Từ 2-3 tuần sau, bé có thể ăn các loại bột mặn được chế biến từ tôm, cá, thịt,… với nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc “tô màu chén bột”: Nghĩa là trong bột ăn dặm phải có đủ 4 nhóm chất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh như:
- Nhóm bột đường gồm: khoai, ngô, bánh mì, bột mì, phở, gạo,…
- Nhóm đạm gồm: tôm, cá, trứng, sữa, thịt, đậu nành, đậu đỗ,…
- Nhóm chất béo gồm: phô mai, bơ, dầu, mỡ và các loại hạt có dầu
- Nhóm vitamin và khoáng chất gồm: trái cây tươi và các loại rau củ
Không nên nêm gia vị vào đồ ăn dặm của bé: Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng nếu thêm chút muối/mắm trong đồ ăn của bé sẽ khiến món ăn ngon hơn, kích thích vị giác của bé. Tuy nhiên, đây là một việc làm rất sai lầm. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, vì thận của bé còn yếu, mẹ không nên nêm muối vào thức ăn. Việc thêm gia vị trong món ăn của con khiến thận của trẻ hoạt động nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
Nên thêm dầu ăn khi chế biến món ăn dặm: Mỡ/dầu ăn là những thực phẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Dầu ăn không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giàu năng lượng, có thể hòa tan các chất khác, giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, mỡ/dầu ăn cũng là yếu tố quan trọng, hỗ trợ bé hấp thu vitamin D và canxi hiệu quả.
Không ép bé ăn: Khi con tỏ thái độ phản đối hoặc không muốn ăn dặm nữa, bạn nên cho bé tạm dừng việc ăn dặm từ 5-7 ngày, rồi sau đó tiếp tục luyện tập để con không bị căng thẳng trong quá trình ăn dặm.
Việc ép bé ăn dặm sẽ làm con bị căng thẳng trong quá trong quá trình ăn dặm
Bạn có thể chưa biết:
Hướng dẫn cách cho bé 6 tháng ăn dặm theo phương pháp BLW hiệu quả
Điểm danh 4 loại bột ăn dặm cho bé 6 tháng tốt nhất thị trường
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Chọn thực phẩm sạch và an toàn: Hệ tiêu hóa của bé 6 tháng còn yếu và non nớt nên mẹ cần chọn các loại thực phẩm không chứa tác nhân gây bệnh hoặc các hóa chất độc hại. Đối với những loại thực phẩm có xương, bạn cần loại bỏ xương để bé dễ ăn, tránh trường hợp bé bị hóc xương khi ăn dặm.
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé: Trước khi nấu thức ăn dặm cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến. Ngoài ra, sau khi nấu xong, bạn cho con ăn càng sớm càng tốt, tối đa là 2 giờ sau khi nấu xong.
Chọn thực phẩm theo khẩu vị, sở thích của trẻ để kích thích con ăn dặm ngon miệng
Không nên cho bé ăn bữa phụ chứa nhiều đường vì sẽ làm hỏng răng của con. Hơn nữa, các thực phẩm này không có nhiều giá trị về mặt dinh dưỡng, khiến hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn.
Mẹ nên chọn thực phẩm sạch và an toàn khi cho bé ăn dặm
Tóm lại, để bé 6 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh và toàn diện, bạn cần cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu với một lượng vừa đủ. Nếu chế độ dinh dưỡng không cân đối sẽ khiến con bị thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!