Ở tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ bầu sẽ có rất nhiều sự thay đổi, xáo trộn. Nhất là về sức khỏe gây hoang mang, lo lắng. Một trong số đó là tình trạng tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu.
Vậy tình trạng tim đập nhanh khi mang thai có nguy hiểm hay không? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
Tim đập nhanh khó thở khi mang thai có phải là hiện tượng bình thường?
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều sự xáo trộn cả về thể chất và tinh thần. Một trong những tình trạng thường gặp nhất đó là khó thở và tim đập nhanh.
Theo đó với người bình thường nhịp tim trung bình là khoảng 70 nhịp/ phút. Nhưng khi bước vào thai kỳ, nhịp tim của người phụ nữ có thể tăng lên đến 100 nhịp/ phút. Vào tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng tuần thứ 10) nhịp tim của mẹ bầu có thể tăng lên 90 nhịp/ phút.
Mẹ bầu thường gặp phải tình trạng tim đập nhanh, khó thở
Mang thai tháng cuối khó thở tim đập nhanh hơn nữa, khoảng 100 nhịp/ phút. Lúc này lượng máu tim phải bơm tăng lên khoảng 50%. Bởi vậy mỗi ngày tim phải bơm để cung cấp thêm cho mẹ và bé khoảng 2.160 – 3.600 lít máu.
Trong thời gian đầu mang thai, mẹ bầu còn cảm thấy những cơn đau tức ngực và cảm giác khó thở, hơi thở ngắn hơn (hụt hơi).
Bởi vậy theo các chuyên gia thì việc tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu và trong suốt thai kỳ là điều bình thường. Nhưng nếu kèm theo các dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu cần phải cẩn trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Nhịp tim của mẹ bầu tháng đầu sẽ tăng lên khoảng 10 nhịp/phút
Nguyên nhân khiến tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu
Lý do đầu tiên khiến bà bầu gặp phải tình trạng tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu là do sự thay đổi hormone thai kỳ. Khi mang thai nồng độ hormone sẽ gia tăng nhất là progesterone và estrogen.
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu cho thai nhi. Thế nên cho thai nhi. Thế nên việc nhiều người thắc mắc tim đập nhanh có phải dấu hiệu mang thai. Thì câu trả lời Có, kèm theo việc tim đập nhanh bạn cũng sẽ cảm giác hay bị hụt hơi, khó thở.
Lý do thứ 2 là bởi tim phải hoạt động nhiều hơn. Bởi ngoài việc nuôi dưỡng cơ thể người mẹ, tim còn phải cung cấp oxy, máu, và dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Tim “bận rộn” hơn nên phải tăng cường độ hoạt động, đập nhanh và nhiều hơn.
Thứ 3 là do cảm giác hồi hộp khi mang thai, cùng tâm lý thay đổi, lo âu không biết sức khỏe của con có ổn hay không.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân đáng lưu ý khác gây ra hiện tượng tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu. Đó là do cơ thể người mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng thiếu màu khiến mẹ bị khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi.
Tim đập nhanh hơn là một dấu hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai
Bà bầu nhịp tim nhanh có sao không, có nguy hiểm cho thai nhi?
Nó cùng không gây ảnh hưởng hay nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Mà còn cho thấy cơ thể mẹ đang làm việc chăm chỉ để đảm bảo cung cấp oxy, máy, dinh dưỡng cho bé. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ lượng máu cung cấp cho bé tăng lên, tim mẹ sẽ đập nhanh hơn.
Nhưng riêng với những phụ nữ đang bị mắc bệnh tim, chức năng tim không tốt thì cần được theo dõi. Bởi sự thay đổi nhịp tim thời gian này sẽ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, nếu tình trạng tim đập nhanh, khó thở trầm trọng, xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau thì cần đến bác sĩ ngay:
- Nhịp tim tăng lên đột ngột, không đều. Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực liên hồi.
- Tình trạng khó thở trở nặng, mặt tím tái, cơ thể bị yếu dần sau khi tim đập nhanh.
- Đau tức ngực, nhất là khi gắng sức làm việc gì đó thì trở nên nghiêm trọng hơn/
- Cảm giác khó thở diễn ra một cách thường xuyên, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi, nằm thư giãn, khó thở khi ngủ về đêm.
Vào giai đoạn cuối thai kỳ tình trạng tim đập nhanh, khó thở sẽ diễn ra thường xuyên hơn
Giải pháp khắc phục tình trạng tim đập nhanh khi mang thai
Dù tim đập nhanh mang bầu tháng đầu hay trong thai kỳ là điều bình thường. Nhưng để tránh biến chứng không đáng có; mẹ bầu cần lưu ý thực hiện một số giải pháp dưới đây:
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, không vận động quá mạnh, không làm việc quá sức. Khi đi lên, xuống cầu thang nên đi từ từ. Nếu mệt, khó thở do tim đập nhanh khi làm bất cứ việc gì thì phải dừng lại nghỉ ngơi.
- Vào thời điểm cuối thai kỳ cần chú ý không vận động mạnh, hạn chế làm việc. Điều này vừa bảo vệ tim, phổi. Vừa giúp giảm tình trạng tim đập nhanh, khó thở, tốt cho sức khỏe.
- Ngồi, nằm đúng tư thể để hỗ trợ tự cung di chuyển xa cơ hoành để dễ thở hơn. Sử dụng đai đỡ bụng bầu khi quá nặng nề.
Lên xuống cầu thang nhẹ nhàng để tránh tim đập nhanh hơn
Việc tim đập nhanh khi mang thai tháng đầu là hiện tượng bình thường của hầu hết mẹ bầu. Bởi vậy, bạn không cần quá lo lắng mà phải giữ tinh thần lạc quan. Kết hợp thói quen sinh hoạt, làm việc lành mạnh và khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!