Khó thở khi mang thai tháng đầu (hội chứng Dyspnea hay Dyspnoea) là hiện tượng khá phổ biến mà các mẹ bầu hay gặp. Theo một nghiên cứu trong năm 2015, có đến 60 đến 70 phần trăm thai phụ gặp phải hiện tượng này.
Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc và trang bị cho các mẹ bầu một số kiến thức nếu ai muốn tìm hiểu hoặc đang mắc phải tình trạng này.
Nguyên nhân hiện tượng khó thở đầu thai kỳ
Sự gia tăng dung tích phổi
Lồng ngực trở nên rộng hơn làm tăng dung tích phổi của thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở trong tháng đầu.
Sự gia tăng Hormone progesterone
Hormon progesterone cũng là nguyên nhân gây nên chứng khó thở ở mẹ bầu. Nó làm giúp cơ thể hấp thụ nhiều Oxy hơn vào máu, làm tăng dung tích phổi. Dung tích phổi tăng cũng làm tăng lượng khí CO2 khiến mẹ bầu khó thở vì cơ thể chưa quen với điều này.
Tử cung lớn dần
Tử cung sẽ lớn dần để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiên hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, gây nên tình trạng khó thở.
Tim hoạt động nhiều hơn
Trong thời kỳ mang thai, lượng máu tăng lên khoảng 50 phần trăm, buộc tim phải làm việc nhiều hơn trước. Điều đó khiến mẹ bầu phải thở nhiều hơn dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi, và cũng đồng nghĩa tạo ra cảm giác khó thở.
Thiếu máu cũng gây khó thở khi mang thai
Phần lớn các mẹ bầu thưởng gặp phải hiện tượng thiếu máu hay thiếu sắt khi mang thai, đây cũng là một tác nhân gây khó thở.
Làm sao để giảm bớt tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu
Đứng thẳng và ngồi thẳng
Các mẹ cần tạo cho mình thói quen đứng thẳng và ngồi thẳng vì nó sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoành, giúp các mẹ dễ thở hơn.
Để tạo dáng thẳng, các mẹ chú ý duỗi thẳng cổ, đưa ngực ra phía trước, hai vai mở rộng về phía sau lưng.
Tương tự, mỗi khi cảm thấy khó thở do đã giữ nguyên một vị trí cơ thể trong một khoảng thời gian dài, mẹ bầu có thể đứng thẳng hoặc ngồi thẳng để cơ thể thư giãn và hô hấp tốt hơn.
Kê gối dưới lưng khi ngủ có thể làm giảm bớt tình trạng khó thở khi mang thai
Khi ngủ, mẹ bầu có thể sử dụng thêm gối kê dưới lưng giúp phổi làm việc tốt hơn.
Tập thể dục thể thao
Khi luyện tập yoga hay các bài tập thở, dung tích phổi sẽ tăng lên và cung cấp thêm nhịp thở cho ngực ( vì thở bung rất khó do tử cung mở rộng).
- Các bài tập aerobic có thể cải thiện nhịp thở và giúp kiểm soát nhịp tim.
- Đi bộ nhanh và bơi lội cũng làm tăng khả năng thở sâu.
- Luyện tập thể dục thể thao làm cho cơ thể quen với sức chịu đựng để làm giảm triệu chứng khó thở.
Tuy nhiên, dù có tập luyện như thế nào, điều quan trọng nhất là mẹ bầu nên lắng nghe cơ thể mình, tránh không tập luyện quá mức, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mình.
Làm thế nào phòng tránh khó thở khi mang thai tháng đầu
Ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu cần kiểm soát, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng khi mang thai bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hạn chế dùng thực phẩm chứa đường, chất béo và muối dư thừa, bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt , tăng lượng vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
Đậu phụ có thể là một sự lựa chọn tốt vì nó là nguồn protein dồi dào cho cơ thể mà không gây béo. Rau xanh và hoa quả không những làm đẹp da mà còn bổ sung nhiều vi chất quan trọng có ích cho sức khỏe.
Uống nhiều nước rất tốt để phòng tránh khó thở khi mang thai
Nước luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, là nguồn cung chất khoáng, là dung môi của mọi phản ứng cơ thể và có khả năng đào thải độc tố của cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung nước thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không nên uống nước có ga, nước ngọt và chất kích thích khác. Những loại nước này sẽ làm tăng cân nặng và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Khi nào cần đi khám bệnh
Mặc dù khó thở khi mang thai tháng đầu là triệu chứng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu như các mẹ bầu gặp phải các hiện tượng bất thường sau thì đừng chủ quan và nên gặp ngay bác sĩ tư vấn sức khỏe cho bạn.
- Cảm thấy khó thở cùng với hơi thở nhanh, ngực đau và nhịp tim nhanh.
- Cảm giác đau dữ dội ở ngực khi hít thở sâu.
- Môi và đầu ngón tay tím tái.
- Khó thở khi nằm, đặc biệt vào ban đêm.
- Ho dai dẳng, ho cùng với sốt hoặc cảm lạnh.
- Cảm giác mệt mỏi do thiếu máu.
- Cảm thấy nguyên nhân của khó thở là do hen suyễn hoặc viêm phổi.
Bài viết trên chia sẻ một số kiến thức, giúp các mẹ bầu có được cái nhìn tổng quát về hiện tượng khó thở khi mang thai tháng đầu. Nguyên nhân đến từ sự thích ứng của cơ thể trong quá trình mang thai nên không có cách khắc phục triệt để.
Cách tốt nhất để phòng ngừa là nâng cao sức khỏe của bản thân. Chúc các mẹ bầu luôn giữ gìn sức khỏe cho bản thân cũng như cho con mình nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!