Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp trong quá trình mang thai và có ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vậy sau sinh tiểu đường thai kỳ có khỏi không hay các mẹ phải mang theo căn bệnh này suốt đời?
Trước khi biết được câu trả lời, các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và những chị em phụ nữ nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao nhé!
Nguyên nhân mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng cơ thể có quá nhiều glucose (đường) tồn tại trong máu thay vì chúng được sử dụng làm năng lượng. Một khi lượng đường trong máu quá cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bình thường, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone insulin để giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Còn khi mang thai thì cơ thể người phụ nữ có nồng độ hormone cao hơn nên cơ thể phải tạo ra nhiều insulin hơn để cân bằng mức glucose. Tuy nhiên, với một số chị em phụ nữ cơ thể không thể tạo ra đủ insulin. Lượng đường trong máu sẽ tăng lên và bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện.
Khi cơ thể người phụ nữ mang thai không sản sinh đủ insulin thì gây nên tiểu đường
Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao?
Bất cứ người phụ nữ mang thai nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nhưng với một số chị em thì nguy cơ mắc bệnh này còn cao hơn nhiều như:
- Những nhừa cân hoặc béo phì.
- Chị em nào không hoạt động thể chất thường xuyên
- Người có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
- Lần sinh con trước nặng tới hơn 4000g
- Huyết áp cao
- Chị em phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Chị em phụ nữ thừa cân hay béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất cao
Tiểu đường thai kỳ có khỏi không các mẹ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc chữa khỏi bệnh tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai vẫn được xem như là thách thức. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ có khỏi không? Sau khi sinh thì bệnh tiểu đường có thể tự hết nhé các mẹ.
Chú ý, với những chị em phụ nữ không kiểm soát lượng đường tốt trong máu thì vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai kế tiếp.
Một số nghiên cứu cũng kết luận, nếu sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ thì có thể giảm khả năng mắc tiểu đường thai kỳ sau sinh. Vì vậy, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích. Điều đó không chỉ tốt cho con mà còn giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ.
Bên cạnh đó, có nghiên cứu chỉ ra rằng: phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì về già có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi về già lên đến 50%. Do đó, chị em phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần phải kiểm soát thật tốt lượng đường huyết để hạn chế nguy cơ tái bệnh.
Tiểu đường thai kỳ có thể tự hết sau sinh nhé mọi người
Tiểu đường thai kỳ có gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?
Tác động của tiểu đường thai kỳ tới mẹ bầu
Nếu mẹ bầu nào bị tiểu đường thai kỳ và không kiểm soát tốt thì có thể truyền lượng đường sang thai nhi. Khi đó, thai nhi có hàm lượng glucose trong máu vượt quá mức độ cho phép và gây nên tình trạng thừa cân. Em bé quá lớn sẽ gây khó khăn cho mẹ khi sinh nở và một số biến chứng khác như:
- Tăng tỷ lệ sảy thai, thai chết lưu
- Nguy cơ sinh mổ cao
- Sau khi sinh bị chảy máu kinh nguyệt khá nhiều
- Bị nhiễm khuẩn niệu
- Huyết áp cao và cũng gây áp lực lên tim, thận
- Tiền sản giật và có thể gây sinh non.
- Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh
- Về lâu về dài ảnh hưởng đến sức khỏe
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Một số thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì khi sinh ra có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh như:
- Vàng da
- Bệnh lý đường hô hấp
- Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
- Có thể gặp chấn thương khi sinh thường: tổn thương ở vai
- Nguy cơ cao thai chết lưu
- Thai tăng trưởng quá mức và thai to
Gợi ý một số cách giúp mẹ bầu kiểm soát thật tốt tiểu đường thai kỳ
Vậy tiểu đường thai kỳ có khỏi không? Nếu theo các nghiên cứu, tiểu đường thai kỳ chỉ hết sau khi sinh. Còn trong thời gian mang thai, chị em phải kiểm soát bệnh như thế nào để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hai mẹ con?
Thường xuyên khám thai
Mẹ được theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Từ đó, có thể giảm nguy cơ rủi roc ho mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần phải đi khám thai nhiều lần hơn so với bình thường. Hoặc mẹ bầu có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng máu đường trong máu với chỉ một giọt máu.
Mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên hơn
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Mẹ bầu muốn kiểm soát lượng đường huyết tốt thì chế độ dinh dưỡng phù hợp mang yếu tố quyết định. Mẹ bầu nên ăn đều đặn 3 bữa và 2 đến 3 bữa nhẹ trong một ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ sụt giảm hay tăng đột biến lượng đường trong máu. Các mẹ cũng đừng quên kiểm soát cân nặng của mình. Vì tăng cân quá nhanh chính là nguyên nhân làm glucose tăng nhanh.
Tập thể dục thường xuyên
Mẹ bầu muốn giữ được lượng đường ổn định trong máu thì tập thể dục cũng là cần thiết. Các mẹ chỉ cần lựa chọn một bài tập phù hợp và thực hiện 30 phút/1 lần và ít nhất 5 ngày một tuần hoặc tối thiểu 150 phút mỗi tuần.
Sử dụng thuốc
Thuốc insulin được các bác sĩ khuyên dùng để kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, insulin không qua nhau thai nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu đã tự mình trả lời được thắc mắc “tiểu đường thai kỳ có khỏi không” rồi đúng không nào. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vì vậy, các mẹ nhớ kiểm soát thật tốt lượng đường huyết trong máu ở mức cân bằng. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!