Mẹ bị tiểu đường thai kỳ chắc chắn sẽ rất lo lắng và cẩn trọng hơn khi chọn thực phẩm. Vậy khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Theo thống kê cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng, Do đó, sẽ khó phát hiện. Nó cũng sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai. Nó đem đến nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường. Đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Mẹ có tiền sử sinh con trên 4kg.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng. Trên 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không?
Hàm lượng dinh dưỡng của khoai môn
Khoai môn cung cấp đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… Cứ 100g khoai môn thì có đến 109kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci, 44mg phosphate…
Với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả. Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng…
Công dụng của khoai môn
Tốt cho người tiểu đường/ mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Theo chuyên gia dinh dưỡng, những người bị bệnh đái tháo đường thường được khuyên là nên chọn các món ăn ít tinh bột và hạn chế tiêu thụ đường. Tuy nhiên, khoai môn lại là sự lựa chọn rất tốt cho họ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bị bệnh đái tháo đường không bị tăng đường huyết khi ăn khoai môn. Ngoài ra, trong khoai môn còn rất nhiều vitamin A. Vi chất này rất tốt trong việc ổn định nồng độ đường trong máu.
Bổ sung magie cho phụ nữ mang thai
Chất magie có trong khoai môn rất cần thiết cho xương và các chức năng của hệ thần kinh. Nó cũng rất tốt cho hệ miễn dịch của mẹ bầu. Nó giúp huyết áp trong máu bình thường. Đồng thời điều tiết lượng đường trong máu. Chất magie trong củ khoai môn cũng giúp bạn giảm được chứng chuột rút ở chân. Điều này đặc biệt có lợi cho phụ nữ mang thai.
Tốt cho hệ tiêu hóa mẹ bầu
Khoai môn rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia dinh dưỡng, cứ một chén khoai môn luộc 132 g sẽ cung cấp 7 g chất xơ (chiếm 27% lượng chất xơ được đề nghị cho cơ thể hằng ngày). Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón ăn khoai môn thường xuyên sẽ cải thiện rõ rệt.
Đối với các mẹ bầu, khoai môn sẽ hỗ trợ mẹ làm sạch đường ruột, tiêu hóa tốt hơn. Từ đó, có thể tránh được tình trạng táo bón thai kỳ.
Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị huyết áp
Khoai môn còn chứa rất nhiều khoáng chất như magie, photpho, kali. Kali rất quan trọng cho sự điều hòa chức năng tim và huyết áp. Trong khi đó, Magie giúp chuyển hóa mỡ, chất béo, protein và tăng cường miễn dịch. Magie cũng rất cần thiết cho những hoạt động chức năng tế bào.
Phòng ngừa bệnh ung thư
Các nhà khoa học khẳng định khoai môn chứa lượng lợi khuẩn probiotic cao hơn cả sữa chua. Khi vào cơ thể, giúp đường tiêu hóa khỏe mạnh. Nhờ đó, mang lại tác động tích cực cho bệnh nhân ung thư.
Bên cạnh đó, giới khoa học cũng đưa ra được bằng chứng xác thực về khả năng ngăn ngừa ung thư “thần kỳ” của khoai môn. Cụ thể, trong chúng chứa các chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin A, vitamin C, phenolic… Những chất này dễ dàng tăng cường hệ miễn dịch; loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm trong cơ thể khiến quá trình phát triển ung thư được ngăn chặn. Đặc biệt, cryptoxanthin trong khoai môn còn giúp ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư miệng hiệu quả.
Hy vọng mẹ đã có câu trả lời cho việc tiểu đường thai kỳ ăn khoai môn được không? Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!