Tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không? Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sẽ có phản ứng khác nhau. Thông thường sau khi tiêm sẽ có triệu chứng như: Cảm giác trì nặng ở bụng dưới, 2 bầu ngực căng tức và có thể thấy buồn nôn.
- Vì sao phải tiêm thuốc rụng trứng?
- Sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không?
- Những lưu ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống ngoài thắc mắc sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không?
Tiêm kích rụng trứng là một thủ thuật đã không còn xa lạ với các cặp vợ chồng đang điều trị hiếm muộn để có con. Đây là bước đầu tiên quan trọng, thiết yếu trong quá trình thực hiện các phương pháp kích thích thụ thai và sinh sản. Sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan cần thiết, thì bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người phụ nữ và tư vấn, kê phác đồ tiêm kích rụng trứng để tăng khả năng thụ tinh.
Vì sao phải tiêm thuốc rụng trứng?
Ngày nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng ngày một tăng cao. Nguyên nhân có thể là từ người vợ, người chồng hay cả hai. Và Ở Việt Nam, lý do liên quan đến phái nữ nhiều nhất là vấn đề về rối loạn rụng trứng và tắc ống dẫn trứng, còn ở nam giới chủ yếu do các bất thường ở tinh trùng.
Tiêm thuốc rụng trứng là gì? Tiêm kích trứng là một thủ thuật hỗ trợ để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thụ thai, hỗ trợ cho quá trình thụ tinh nhân tạo IUI hay thụ tinh trong ống nghiệm IVF.
Tiêm thuốc rụng trứng có tốt không? Thuốc kích rụng trứng thực chất là một loại hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Khi tiêm thuốc này vào trong cơ thể thì nó sẽ tạo ra những tác động đến cơ quan sinh sản gồm:
- Kích thích quá trình giải phóng noãn, góp phần kiểm soát và thúc đẩy quá trình thụ thai
- Giúp các tế bào nang trứng trưởng thành
- Kích thích trứng hoàn thành quá trình tự trưởng thành và tự rụng khỏi nang trứng. Trứng phải rụng thì tinh trùng mới có cơ hội gặp trứng để thụ thai diễn ra
Bạn có thể chưa biết:
Que thử rụng trứng vạch dưới mờ hơn vạch trên nói lên điều gì?
Cách tiêm thuốc rụng trứng như thế nào?
- Thuốc kích trứng sẽ được tiêm bắt đầu từ ngày thứ 2-11 của chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng ngày thứ 13 chu kỳ kinh, bệnh nhân sẽ được hẹn đến bệnh viện để chọc trứng
- Trong suốt 2 tuần tiêm thuốc rụng trứng, các cuộc hẹn thăm khám (siêu âm, xét nghiệm, khám tiền mê) vào các ngày thứ 6 – ngày thứ 8 – ngày thứ 10 để các bác sĩ tiếp tục theo dõi sự phát triển của các nang trứng
- Và khi nang trứng phát triển đến mức độ phù hợp, đồng thời niêm mạc tử cung cũng dày đến mức độ cho phép thì bác sĩ sẽ thông báo để bệnh nhân quan hệ tình dục tự nhiên hoặc tiến hành IUI hay IVF
Bác sĩ lâm sàng IVF Nguyễn Bình Dương – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết “Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra hai loại hormon LH để đưa vào cơ thể nhằm giúp trứng rụng nhanh:
- Sử dụng LH có sẵn của cơ thể (GnRH agonist)
- Sử dụng chất giống với LH ( hCG )
Cả hai phương pháp này đều được ưa dùng bởi chúng có tác dụng như nhau. Tuy nhiên, GnRH agonist sẽ được ưu tiên lựa chọn trong trường hợp không cần chuyển phôi ngay chu kỳ hiến trứng hay có nguy cơ quá kích buồng trứng”.
Vậy sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không đến cơ thể của bệnh nhân? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không?
Không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định tiêm một liều giống nhau và có phản ứng như nhau. Tuỳ vào thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định một phác độ điều trị khác nhau. Và sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng sau:
- Cảm giác trì nặng ở bụng dưới, 2 bầu ngực căng tức và có thể thấy buồn nôn. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra vào 2-3 ngày cuối cùng của quá trình kích thích buồng trứng và sẽ nhanh chóng qua đi
- Nguy cơ đa thai cao, có thể gây khó khăn và nguy hiểm cho sức khoẻ mẹ và con
Bạn có thể chưa biết:
Tiêm trưởng thành phổi là gì? Có gây hại cho sức khỏe thai nhi không?
Tiêm thuốc rụng trứng có tác dụng phụ gì? Nếu các dấu hiệu bất thường dưới đây xuất hiện thì chị em cần lập tức đến phòng khám bác sĩ ngay:
- Đau bụng dưới: có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn
- Căng tức bụng quá mức dẫn đến khó chịu
- Nôn, buồn nôn nhiều và thường xuyên
- Có dấu hiệu của tiêu chảy
- Rối loạn nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở
- Có sự thay đổi về trọng lượng cơ thể một cách nhanh chóng, thường là tăng cân sau khi tiêm
Những lưu ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống ngoài thắc mắc sau khi tiêm thuốc rụng trứng có ảnh hưởng gì không
- Tiêu thụ các thực phẩm tốt cho buồng trứng là cá, trứng, thịt bò, quả mọng, rau màu xanh đậm, uống sữa và các món từ đậu nành, các loại hạt, quả bơ…Nói không với thức ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ
- Tránh tối đa sử dụng các sản phẩm hoặc đồ uống có chứa caffein và các loại đồ uống có cồn như: rượu, bia hoặc các loại nước có ga
- Bổ sung uống đầy đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5-2 lít
- Uống vitamin tổng hợp hàng ngày có chứa axit folic. Hoặc các chất bổ sung khác có thể được thêm vào dựa trên nhu cầu cá nhân của bạn và khuyến nghị của bác sĩ
- Đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng, không tập thể dục thể thao quá sức
- Tránh quan hệ vợ chồng với tần suất cao
- Tinh thần nên lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng
Tiên thuốc rụng trứng là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến, cần thiết và có lợi cho y học. Vì vậy, khi sử dụng, chị em nên nghe rõ và hỏi kỹ càng lại hướng dẫn từ đội ngũ y tế để thực hiện đúng và an toàn.
Nguồn tham khảo: Kích rụng trứng và những vấn đề cần quan tâm – Trung tâm IVF Hồng Ngọc.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!