Thuốc tiêu sữa (thuốc cắt sữa) có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể, giúp giảm nồng độ prolactin tiết ra, từ đó làm giảm tiết sữa từ từ và dẫn đến mất sữa hoàn toàn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Vì sao mẹ cần phải tìm cách làm tiêu sữa?
- Thuốc tiêu sữa cho mẹ là gì?
- Dùng thuốc làm tiêu sữa hiệu quả có cao không?
- Tác dụng phụ của thuốc làm tiêu sữa
- Mẹ có nên sử dụng sản phẩm này không?
- Một số mẹo cho những mẹ đang trong quá trình cai sữa cho bé
Vì sao mẹ cần phải tìm cách làm tiêu sữa?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chất lượng sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian và sữa cũng trở nên loãng hơn. Ở tháng thứ 10, hàm lượng protein có trong sữa mẹ chỉ bằng 1 nửa lúc ban đầu. Trong khi đó, càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại càng tăng cao, nếu chỉ bú sữa mẹ thì trẻ sẽ không thể có đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Chính vì vậy, mẹ cần cai sữa và tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, khi cai sữa cho bé, ngực của mẹ sẽ trở nên căng tức rất khó chịu. Các cơn đau có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các mẹ và khiến việc chăm sóc bé trở nên khó khăn hơn.
Đó là lý do mà nhiều mẹ tìm đến các loại thuốc tiêu sữa để có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhanh chóng.
Khám phá thêm:
Thuốc tiêu sữa là gì?
Đây là loại thuốc có tác dụng làm thay đổi hormone trong cơ thể, giúp giảm nồng độ prolactin tiết ra, từ đó làm giảm tiết sữa từ từ và dẫn đến mất sữa hoàn toàn.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại thuốc phổ biến giúp mẹ tiêu sữa:
- Cabergolin (dostinex)
- Bromocriptin (parlodel)
- Quinagolid (norprolac)
Trong 3 loại thì Bromocriptin (parlodel) có thể dùng khi mẹ vẫn đang còn cho con bú. Chúng có tác dụng làm giảm tiết sữa và khiến trẻ chán bú vì cố mút mỏi miệng nhưng không ra sữa. Tuy nhiên, loại này lại có khả nhiều tác dụng phụ.
Với 2 loại còn lại thì mẹ chỉ được sử dụng khi con đã cai sữa thành công. Nguyên nhân là do trong thuốc có chứa các chất không tốt cho sức khỏe của bé nên mẹ phải cai sữa con trước khoảng 4 – 5 ngày rồi mới được dùng thuốc.
Dùng thuốc làm tiêu sữa hiệu quả có cao không?
So với các phương pháp làm mất sữa tự nhiên thì việc uống thuốc sẽ cho hiệu quả rất nhanh. Thông thường thì sau khi dùng thuốc khoảng 2 ngày là mẹ đã thấy hết sữa rồi.
Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng giảm tiết sữa, giảm đau nhức ngực nhanh chóng thì loại thuốc này vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn. Đó là những tác dụng phụ nào thì mời mẹ đọc tiếp nhé.
Tác dụng phụ của thuốc làm tiêu sữa
- Buồn nôn và nôn
- Chóng mặt, mệt mỏi
- Chán ăn
- Đau bụng
- Thay đổi tâm lý
- Phát ban
- Khó thở
- Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng
- Tăng ham muốn tình dục bất thường
- Tăng huyết áp
- Co giật
- Nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu não, thiếu máu tiền đình
- Đột quỵ
Dù không phải ai cũng có thể gặp những tác dụng phụ này, rất nhiều chị em đã uống và hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
Mẹ có nên sử dụng sản phẩm này không?
Trên thực tế thì thuốc làm tiêu sữa không thực sự quá phổ biến do nhiều mẹ vẫn chưa đủ yên tâm và tin tưởng vào loại thuốc này. Họ cho rằng thà chịu đau vài tuần còn hơn uống thuốc mà gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ thì không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ khi uống thuốc. Ảnh hưởng của thuốc đối với mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, thuốc cũng chỉ làm thay đổi hormone trong cơ thể, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh nguyệt hay những vấn đề khác. Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như mẹ đã dùng các phương pháp tự nhiên để làm tiêu sữa nhưng vẫn không hiệu quả, khiến ngực bị căng cứng, đau đớn trong thời gian dài thì nên cân nhắc về việc sử dụng loại thuốc này.
Khi quyết định sử dụng, mẹ hãy đảm bảo rằng mình đã tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn cao về việc có nên dùng loại thuốc này hay không và nên dùng loại nào là phù hợp. Tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng mẹ nhé.
Khám phá thêm:
Uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Thời gian ban đầu khi mới uống thuốc cắt sữa thì sữa trong bầu ngực mẹ vẫn còn nhiều. Mẹ cần vắt sữa, giúp kích tuyến vú hoạt động. Điều này nhằm đảm bảo tuyến vú vẫn có khả năng tiết sữa nếu sau đó mẹ có cho con bú lại. Điều quan trọng là mẹ không nên vắt hết sữa ra ngoài vì nếu vắt kiệt sữa có thể khiến sữa bị kích thích và tiết ra nhiều hơn.
Nếu ngưng uống thuốc tiêu sữa, mẹ có cho con bú được không. Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể cho con bú trở lại. Tuy nhiên, nếu vừa ngưng thuốc đã cho bú lại thì con có thể sẽ hấp thụ các thành phần của thuốc tiêu sữa. Tốt nhất, mẹ nên đợi khoảng 7-10 ngày hãy cho bé bú lại, sau khi thuốc đã đào thải hết khỏi cơ thể.
Một số mẹo cho những mẹ đang trong quá trình cai sữa cho bé
- Dùng băng vệ sinh siêu thấm để lót ngực: Hãy dùng băng vệ sinh loại rẻ cắt đôi và lót vào áo ngực để giữ áo mẹ luôn được khô ráo trong thời gian cai sữa cho bé.
- Đắp lá bắp cải ướp lạnh: Cách này có tác dụng làm mạch máu ở ngực co lại, lưu lượng máu giảm xuống, từ đó làm giảm sưng đau. Rửa sạch bắp cải, để vào ngăn mát tủ lạnh rồi đắp lên bầu ngực mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng sữa cho mẹ. Hãy thay lá mới mỗi khi lá bị héo mẹ nhé.
- Không nên đột ngột ngừng cho bé bú: Việc đột ngột ngưng cho bé bú không chỉ khiến ngực mẹ bị đau nhức, căng tức mà còn khiến bé quấy khóc nhiều do con chưa thích nghi được ngay. Thay vào đó, hãy giảm bớt số lần cho bú lại
Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ hiểu thêm về loại thuốc có khả năng làm mất sữa. Việc có nên dùng thuốc này hay không là tùy vào quan niệm và nhu cầu của mỗi người. Nếu muốn sử dụng, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm được loại thuốc phù hợp nhất nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!