Xã hội càng phát triển càng kéo theo nhiều hệ lụy. Nhịp sống hiện đại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật khó kiểm soát với số người mắc và độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hóa. Hiện tượng người trẻ bị đột quỵ xuất hiện ngày càng nhiều, có những trường hợp còn rất trẻ.
Cô gái bị đột quỵ liệt nửa người vì nguyên nhân không ai ngờ tới
Được đưa đến bệnh viện Tân Hoa trong tình trạng ý thức chậm, liệt hoàn toàn nửa người phải, gia đình chị Lệ Lệ (29 tuổi, sống tại Tứ Xuyên) shock khi nghe bác sỹ kết luận cô gái bị đột quỵ dẫn đến liệt nửa người.
Qua phim chụp CT, kết quả cho thấy bệnh nhân bị chảy máu não vùng thái dương, tràn máu vào trong não thất, dị dạng mạch máu não.
Chị Lê Lê vốn sinh hoạt điều độ, duy chỉ 1 điều chị thức quá khuya. Bác sĩ khẳng định thức khuya thường xuyên chính là nguyên do khiến Lê Lê bị liệt nửa người.
Thức quá khuy – nguyên nhân gián tiếp khiến người trẻ bị đột quỵ
Những năm gần đây đột quỵ não đang ngày càng trẻ hóa với mức tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Thức khuya không là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tim mạch và mạch máu não, từ đó có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Mất ngủ làm tăng nguy cơ cấp cứu vì đột quỵ lên 54%, đặc biệt nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần khi bị mất ngủ ở độ tuổi từ 18 đến 35.
Sau khi bị tai biến, hơn 90% số người may mắn sống sót phải đối mặt với di chứng, khả năng tái phát và thời gian tập phục hồi chức năng kéo dài sau đột quỵ.
Đặc biệt một nguyên nhân khác cũng khiến gia tăng người trẻ bị đột quỵ là do tâm lý chủ quan, thiếu quan tâm đến sức khỏe, dễ bỏ qua các yếu tố nguy cơ của đột quỵ diễn tiến âm thầm.
Gia tăng xu hướng người trẻ bị đột quỵ
Nhiều người trẻ cho rằng căn bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi nên chủ quan, khi có dấu hiệu sớm của bệnh như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó… thường bỏ qua, không đi khám. Trong khi thực tế hiện nay xu hướng người trẻ bị đột quỵ đang tăng lên.
Tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã ghi nhận và điều trị trường hợp đột quỵ nhỏ tuổi nhất là 12 tuổi và nhiều trường hợp khác trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não.
Những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ tuổi mắc đột quỵ gồm:
- Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể gây nên những túi phình với thành mạch máu mỏng, là nguyên nhân có thể gây xuất huyết não.
- Hút thuốc lá: Nguyên nhân này chiếm khoảng 50% số bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy có sự tương quan giữa số lượng thuốc hút mỗi ngày và nguy cơ đột quỵ não.
- Rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Có khoảng từ 50 – 60% bệnh nhân nhồi máu não trẻ tuổi có rối loạn chuyển hóa mỡ máu, có sự khác biệt nhẹ giữa nam và nữ, trong đó nam giới hay gặp hơn nữ.
- Béo phì và lười vận động: Các nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 10% các bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi bị thừa cân.
- Đái tháo đường và tăng huyết áp: Đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ và với bệnh tăng huyết áp là khoảng 10%. Tại Việt Nam, đang có sự gia tăng nhanh bệnh tiểu đường ở người trẻ, thậm chí với trẻ em.
- Uống rượu bia, đặc biệt là rượu nặng.
Biện pháp phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể được đẩy lùi nhờ những thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
- Tích cực vận động thể dục thể thao
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối, đường
- Nói không với thuốc lá, hạn chế bia rượu…
- Người trẻ không nên chủ quan cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà bỏ qua việc thăm khám sớm tại các cơ sở y tế khi có biểu hiện của bệnh lý đột quỵ như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó…
Nguồn tổng hợp
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!