Những trường hợp khủng hoảng do mất người thân, chia tay, ly dị hoặc cú sốc tinh thần là những lúc khủng hoảng tinh thần có thể gây đột quỵ và tử vong.
Nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tinh thần có thể gây đột quỵ
Các nhà nghiên cứu người Anh đã ghi nhận nhiều ca stress, khủng hoảng tinh thần dẫn đến đau tim, đột quỵ. Nguyên nhân là do mất người thân, chia tay, ly dị hoặc các cú sốc tinh thần.
Thuật ngữ ” bệnh cơ tim takotsubo” là tình trạng xảy ra khi cơ tim quặn thắt, dẫn đến van tim bên trái thay đổi hình dạng. Triệu chứng này được phát hiện lần đầu ở Nhật Bản vào năm 1990 . Thuật ngữ này ghép từ “con mực”-trong “cái bình”, ý chỉ hình thù của tim bị biến dạng.
Các bác sỹ đã giả định tổn thương về tim này là tạm thời và có thể lành lại. Nhưng các nhà nghiên cứu ở đại học Aberdeen vừa khám phá ra, tình trạng này kéo dài có thể làm tim yếu đi, có thể gây đột quỵ.
Họ đã trình bày kết quả nghiên cứu này tại Hiệp Hội Tim Mạch Mỹ tại California vào ngày 11 tháng 11 vừa qua.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 37 bệnh nhân trong 2 năm
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 37 bệnh nhân mắc takotsubo trong 2 năm, chụp phim, siêu âm định kỳ tim của họ. Kết quả là, tim bị tổn thương sau khi triệu chứng takotsubo đã qua. Nhiều bệnh nhân cảm thấy nhanh mệt hoặc không thể tập thể dục. Phụ nữ có nguy cơ mắc takotsubo cao hơn nam giới.
Giáo sư Dana Dawson, nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Aberdeen đã phát biểu ” Hiệu ứng từ takotsubo làm tim yếu đi và gây ảnh hưởng lâu dài cho những người từng mắc”.
Hiện tại chưa có cách chữa trị lâu dài, bởi trước đó, người ta vẫn nghĩ rằng người mắc takotsubo có thể hồi phục một cách tự nhiên theo thời gian.
“Takotsubo nên được đánh giá quan trọng như chứng đột quỵ tim hay bất kì các bệnh khẩn cấp khác về tim. Người bệnh cần được chữa trị dần dần để có hiệu quả lâu dài.”
Tuy vậy, chứng Takotsubo lại chỉ xảy ra ở 1 số người. Điều này đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm.
Đọc thêm về triệu chứng takotsubo tại đây: Kênh Channel NewsAsia
Các bài viết có liên quan: