Thuốc cai sữa thực chất là thuốc làm tiêu sữa, làm giảm dần lượng sữa mẹ tiết ra. Ngoài ra trong dân gian cũng có 1 số bài thuốc mẹo được áp dụng khi cai sữa. Mời các mẹ cùng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết qua các nội dung dưới đây:
- Khi nào mẹ có thể cai sữa cho bé?
- Thuốc cai sữa theo y học hiện đại
- Mẹo cai sữa theo dân gian
- Cách cai sữa cho bé an toàn, không cần dùng thuốc
Khi nào mẹ có thể cai sữa cho bé?
Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, thời điểm cai sữa cho bé có thể sớm hoặc muộn tùy từng cá nhân, điều kiện cụ thể. Quá trình cai sữa nên chậm để bé kịp thời thích nghi.
Thời điểm thích hợp để cai sữa là 18-24 tháng tuổi (Nguồn ảnh: vinmec)
Thời điểm thích hợp để cai sữa là khi con được 18-24 tháng tuổi, trẻ có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh hoặc bị ốm. Không nên cai sữa khi trẻ không khỏe vì tình trạng sức khỏe không tốt có thể làm trẻ dễ bị biếng ăn, còi xương về sau.
Trong 1 số trường hợp, mẹ có thể cho con cai sữa sớm hơn khi bản thân mẹ bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị tổn thương bầu ngực, áp xe ngực…
Bạn có thể chưa biết:
Khi nào nên cai sữa cho bé và tại sao bé lại cần phải cai sữa?
Thuốc cai sữa theo phương pháp Tây y
Thuốc cai sữa cho bé còn được gọi là thuốc tiêu sữa. Thuốc tiêu sữa thực chất là thuốc được sản xuất nhằm tác động lên nồng độ prolactin với mục đích chính là điều trị tăng prolactin bệnh lý. Prolactin là hormone chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sữa và hàm lượng hormone này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của mẹ. Vì có tác động đến nồng độ prolactin nên các loại thuốc này làm giảm và mất sữa, do đó được dùng như thuốc tiêu sữa.
Thuốc tiêu sữa có 3 loại phổ biến được nhiều người sử dụng là cabergolin (dostinex), bromocriptin (parlodel), quinagolid (norprolac). Đây đều là những đồng dạng của dopamine – một hormone tự nhiên trong cơ thể có tác dụng điều khiển sự tiết sữa ở bà mẹ cho con bú.
Có 3 loại thuốc tiêu sữa phổ biến (Nguồn ảnh: unsplash)
Trong ba thuốc trên thì chỉ có bromocriptin được dùng cho những người đang cho con bú và muốn cai sữa cho con. Trong trường hợp này, thuốc tiêu sữa có hai tác dụng:
- Giảm tiết sữa và giảm cảm giác căng tức khó chịu ở bà mẹ
- Khiến con chán bú mẹ vì mút không ra sữa
Một lưu ý quan trọng khi mẹ quyết định uống thuốc tiêu sữa là tuyệt đối không được cho bé bú từ khi bắt đầu sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng không mong muốn đến bé. Khi sử dụng thuốc này người mẹ không cần kiêng khem gì, tuy nhiên vì đây là thuốc nên tốt nhất mẹ hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ưu điểm của thuốc
Các đầu thuốc tiêu sữa có uy tín thực sự sẽ làm tiêu sữa rất nhanh và hiệu quả.
Nhược điểm
Thuốc cũng mang rất nhiều rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn như:
- Làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ một cách nhanh chóng.
- Ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, gây ra tâm trạng thất thường của người mẹ
Bạn có thể chưa biết:
Những cách cai sữa cho trẻ hiệu quả nhất: Bé tự nguyện thôi bú, mẹ không lo đau tức ngực
Thuốc mẹo cai sữa cho bé
Là những bài thuốc gọi là cao tiêu sữa, có sử dụng các thành phần thảo dược (một trong số đó là cây xấu hổ) và thường dùng theo cách như sau:
- Cho con bú hết sữa hai bên ngực mẹ.
- Lấy cao quệt vào 2 tờ giấy mỏng, dán vào hai đầu ti (chú ý cho bé nhìn thấy).
- Tác dụng của cao dán là làm cho bé sợ mà không dám bú nữa, nhưng tác dụng chính là làm tan sữa của mẹ không gây đau tức ở bầu ngực
- Lấy bông tăm quệt thuốc bôi trong túi nilon bôi vào hai bên lông mày cho bé. Và chỉ cần bôi 1 lần duy nhất là cai được ngay
Ưu điểm của cách dùng thuốc cai sữa bôi lông mày
Theo kinh nghiệm từ các mẹ đã sử dụng bài thuốc này, thuốc có tác dụng nhanh, bé cai sữa không quấy khóc.
Nhược điểm
Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, các vị thuốc từ Đông y có thể sử dụng để cai sữa mẹ phải đảm bảo là dược liệu không làm hại da, hại niêm mạc miệng trẻ vì da trẻ rất mỏng và mẫn cảm.
Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh cũng cho biết:
“Không thể có một bài thuốc hay một mẹo nào có thể áp dụng cho tất cả các bà mẹ. Bởi nếu bà mẹ có vấn đề về tâm lý, tư tưởng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể làm lượng sữa ít dần đi. Dù làm theo cách nào, cũng cần đảm bảo về mặt dinh dưỡng và đặc biệt là sự chuẩn bị tâm lý cho cả mẹ và bé một cách kỹ lưỡng trong thời gian cai sữa”.
Cai sữa cho bé như thế nào là an toàn mà không cần dùng đến thuốc?
Thêm bữa và lượng ăn dặm cho bé
Thêm bữa và lượng ăn dặm là một trong những mẹo cai sữa cho bé hiệu quả nhất hiện nay. Khi áp dụng cách này mẹ cần lưu ý đảm bảo trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất cần thiết cũng như luôn luôn thay đổi, làm mới thực đơn, món ăn mỗi ngày để tăng cảm giác hứng thú của trẻ. Giúp trẻ ăn nhiều, no lâu và quên chuyện “bú sữa”.
Có nhiều cách cai sữa cho bé theo khoa học (Nguồn ảnh: vinmec)
Giảm dần cữ bú của bé
Việc cai sữa cho bé nên tiến hành từ từ. Tuyệt đối không nên đột ngột cắt hẳn việc bú mẹ. Khi mới bắt đầu nên thực hiện bỏ một cữ bú mẹ trong ngày, thay bằng sữa công thức. Sau đó thay dần đến khi thay hoàn toàn sữa mẹ bằng sữa công thức.
Hoặc cách khác, mẹ có thể giảm dần thời gian mỗi lần bú sữa của bé xuống, nếu trước đây là 15 phút/lần thì giảm dần còn 10 phút, 5 phút/lần đến khi mất hẳn.
Nếu bé đã trên 1 tuổi, mẹ có thể sử dụng sữa tươi để khuyến khích bé. Hãy trò chuyện và giải thích cho bé nghe về việc vì sao phải ngừng bú ti mẹ. Mỗi lần bé muốn bú có thể đánh lạc hướng bé bằng việc dạy bé uống sữa tươi hoặc một món ăn dặm lành mạnh nào đó.
Nếu mẹ kiên nhẫn thực hiện, cách này tuy cần nhiều thời gian nhưng chỉ khoảng 4-5 ngày là bé sẽ quen với việc ăn dặm và uống sữa công thức hoặc sữa tươi để thay thế.
Nguồn tham khảo: Thời điểm nào nên cai sữa cho bé? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!