Thực đơn cho bé bị tiêu chảy đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe của bé nhanh chóng. Nếu mẹ vẫn chưa biết nên cho trẻ ăn gì khi trẻ bị tiêu chảy thì có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở bé
- Do Rotavirus – xuất hiện chủ yếu vào mùa đông, thời gian ủ bệnh từ 12 giờ – 5 ngày, kéo dài 3 ngày đến 1 tuần
- Do bé bị nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống
- Bé bị dị ứng với protein trong thực phẩm
- Bé mắc các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột, tắc ruột hoặc viêm ruột thừa
- Thực phẩm không được nấu chín và đảm bảo vệ sinh
Nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì?
Phải làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?
Điều quan trọng nhất trong việc điều trị tiêu chảy là đề phòng mất nước, nhanh chóng điều trị mất nước và thay đổi chế độ ăn của trẻ.
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ uống bù nước nhiều hơn bình thường như oresol, nước đun sôi để nguội hoặc thức ăn lỏng như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm… Lượng dung dịch điện giải bé cần được cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
- Từ 2-10 tuổi: 100 – 200ml
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.
Nếu tình trạng mất nước của bé trở nên nghiêm trọng, mẹ phải lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn uống chế độ thế nào?
Xây dựng thực đơn cho bé bị tiêu chảy
Thực đơn áp dụng cho bé 6 tháng tuổi trở xuống
Ngày thứ 1 + ngày thứ 2:
- 6h: Cho bé bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 với nước cháo cà rốt (100 – 150ml)
- 9h: Nấu cho bé ăn bột thịt gà nạc + cà rốt
- Bột gạo: 2 thìa cà phê
- Thịt gà nạc: 20 g
- Cà rốt nghiền (2 thìa)
- Dầu ăn 1/2 thìa (2,5ml)
- Chuối nghiền 1/2 quả
- 12h: Giống bữa 6h.
- 15h: Nấu bột thịt lợn nạc + cà rốt
- Bột gạo: 2 thìa
- Thịt lợn thăn: 20g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Táo nghiền: 1/2 quả
- 18h: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 với nước cháo hoặc sữa đậu tương (100 -150ml)
- Từ 21h: Cho trẻ bú mẹ.
Ngày thứ 3 + 4:
- 6h: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa bò loãng 3/4 so với bình thường (pha với nước cháo): 150 -200ml
- 9h: Nấu bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà nạc: 30 g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- 12h: Giống bữa 6h.
- 15h: Nấu bột thịt lợn nạc+ cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt nạc: 30 g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Táo nghiền: 1/2 quả
- 18h: Cho trẻ bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 nước cháo hoặc sữa đậu tương 150 – 180ml.
- Từ 21h: Cho trẻ bú mẹ.
Ghi chú:
- Nếu bé ăn ít hoặc bị nôn, mẹ nên cho bé ăn ít hơn hoặc tăng số bữa lên so với thực đơn
- Trong trường hợp tình trạng tiêu chảy tăng thêm khi bé ăn sữa bò thì mẹ hãy thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như Isomil, olac hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như bữa sữa nước của trẻ
- Từ ngày thứ 5, nếu trẻ bớt ỉa chảy, mẹ có thể cho trẻ quay dần về chế độ ăn bình thường.
Khi bé bị nôn thì mẹ nên áp dụng thực đơn và chia bữa thế nào cho hiệu quả?
Thực đơn áp dụng cho bé từ 7 tháng đến 12 tháng
Ngày 1 + ngày 2:
- 6h: Cho trẻ bú mẹ.
- 9h: Nấu bột thịt gà+ cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà: 25g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Hồng xiêm nghiền: 1/2 quả.
- 12h: Cho bé bú mẹ.
- 14h: Nấu bột thịt lợn + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt nạc thăn: 25g
- Cà rốt nghiền: 3 thì
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Chuối chín: 1/2 quả.
- 16h: Cho bé bú mẹ.
- 18h: Nấu bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà: 25g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Hồng xiêm nghiền: 1/2 quả.
- Từ 21h đến sáng hôm sau: Cho bé bú mẹ.
Ngày 3+ 4:
- 6h: Cho bé bú mẹ.
- 9h: Nấu bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà nạc: 30g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa.
- 12h: Bú mẹ.
- 14h: Nấu bột thịt nạc + cà rốt
- Bột gạo: 4 thìa
- Thịt nạc: 30g
- Cà rốt nghiền: 30g (3 thìa)
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Nước giá đỗ 15ml (20g giá đỗ)
- Hồng xiêm: 1/2 quả.
- 16h: Cho bé bú mẹ.
- 18h: Nấu bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 4 thìa
- Thịt gà: 30g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn: 1/2 thìa
- Giá đỗ: 20g (xay nhỏ lọc lấy 150ml nước nấu bột)
- Hồng xiêm nghiền: 1/2 quả.
- Từ 21h đến sáng hôm sau: Cho bé bú mẹ.
Ghi chú:
- Trong trường hợp không có sữa hoặc ít sữa, mẹ có thể sử dụng sữa bột công thức pha với nước cháo và cà rốt nghiền mỗi sáng từ 100 – 150ml
- Nếu bé nôn hoặc ăn ít, mẹ có thể cho con ăn tăng số bữa
- Mẹ có thể thay thế sữa bò hoặc sữa bột bằng sữa đậu tương 10% (100g đậu tương/1l sữa)
- Từ ngày thứ 5 trở đi khi bé đã bớt rối loạn tiêu hóa, giảm dần tiêu chảy, mẹ có thể cho bé trở về chế độ ăn bình thường.
3 điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bé bị tiêu chảy
- Tránh tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy và thuốc kháng sinh: Nguyên nhân là do thuốc cầm tiêu chảy có thể cản trở quá trình đào thải độc tố, khiến phân không thể thải ra ngoài được. Trong khi đó, kháng sinh chỉ điều trị được triệu chứng do tiêu chảy vi khuẩn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do virus, kháng sinh không những không có lợi mà còn có thể gây nhiều tác dụng phụ khác
- Chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ: Tốt nhất mẹ nên ghi lại các bữa ăn hằng ngày của trẻ cũng như số lượng, tần suất và thời gian đi tiêu chảy. Điều này có thể khiến bác sĩ dễ dàng loại bỏ nguyên nhân gây tiêu chảy như không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
- Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày: Nếu mẹ thấy tình trạng có máu trong phân, mẹ cần đưa con đến bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, hãy đưa con đi khám ngay nếu trẻ có các triệu chứng như: tiêu chảy kéo dài hơn 24 giờ, không đi tiểu trong 3 giờ, sốt hơn 39 độ, khô miệng, khóc không có nước mắt, phân màu đen hoặc có lẫn máu, mắt trũng…
Chăm sóc bé bị tiêu chảy mẹ nên lưu ý những gì?
Lời kết
Hi vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ có thể tìm được thực đơn cho bé bị tiêu chảy phù hợp nhất, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất có thể.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!