Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – Làm thế nào để biết được bé đang bị tiêu chảy? Ba mẹ nên xử lý như thế nào nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Thông thường, trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng hơn so với người lớn. Chính vì vậy để nhận biết khi nào bé bị tiêu chảy thì mẹ cần kiểm tra số lần bé đi ngoài và hình dạng phân của bé. Nếu số lần bé đi ngoài và ở dạng lỏng hơn rất nhiều so với bình thường thì rất có thể bé đang bị tiêu chảy.
Vì sao trẻ bị tiêu chảy?
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em phổ biến nhất bao gồm:
- Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
- Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…
Những biểu hiện nguy cấp mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi bé bị tiêu chảy
Mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà khi con bị tiêu chảy. Tuy vậy, nếu bé có các biểu hiện sau thì mẹ nên cho bé đi khám ngay lập tức để không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ:
– Bé mệt mỏi, ủ rũ, kiệt sức vì đi ngoài quá nhiều lần.
– Cơ thể trẻ không hấp thụ được nước hặc bất kỳ chất lỏng nào qua đường ăn uống. Bé có biểu hiện ăn vào là nôn ói liên tục.
– Bé lên cơn sốt, đau bụng, bụng dạ ậm ạch, khó chịu, quấy khóc liên tục.
– Số lần đi tiểu tiện của trẻ giảm xuống rõ rệt.
– Phân của bé chuyển sang màu trắng, đen hoặc đỏ.
Một trong những quy tắc quan trọng mẹ cần nhớ kĩ khi bé bị tiêu chảy đó là mẹ cần phải kết hợp xem xét với các dấu hiệu khác như con có bị nôn không, con không thể ăn, uống được gì, … Vì những điều này rất dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng mất nước, nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào là khoa học và an toàn?
Nếu bé bị tiêu chảy nhưng không có các dấu hiệu nguy hiểm như trên, bé vẫn có thể ăn uống được, không có biểu hiện mất nước như môi khô, khát nước liên tục hoặc liên tiếp đi ngoài ra nước thì mẹ có thể chăm sóc bé như sau:
Trường hợp con vẫn đang trong giai đoạn chỉ ăn sữa
Cho bé ăn (bú) sữa như bình thường. Với bé bú mẹ con vẫn có thể duy trì các cữ bú thông thường. Với bé bú sữa bột, mẹ có thể chuyển cho bé sang ăn loại sữa Lactose free. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ không phải làm việc quá tải do bị tiêu chảy.
Mẹ nên điều chỉnh lại chính chế độ ăn uống của mẹ xem có phải bé đang bị dị ứng hoặc không hợp với loại thức ăn nào đó thông qua sữa mẹ hay không?
Trường hợp bé đã ăn dặm
Với bé từ 4 tháng tuổi trở lên và đã từng ăn thức ăn dặm, mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn các loại đồ ăn lỏng và nhẹ như cháo, súp, … Trong giai đoạn này tạm thời ngừng cho trẻ ăn thịt cũng như các loại thức ăn khó tiêu như trứng, đồ hải sản, … để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian phục hồi trở lại như cũ.
Hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nếu bé có biểu hiện mất nước thì mẹ cần làm gì?
Cách tốt nhất là mẹ cho bé uống nước điện giải theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi để bổ sung lượng nước đã mất. Có thể cho bé nhấp chút một cho đến khi tình trạng sức khỏe phục hồi.
Tuy vậy, nếu đã thực hiện các cách trên mà biểu hiện tiêu chảy vẫn không suy giảm thì mẹ nên cho bé đi khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm bài liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!