Nguyên nhân gốc rễ phổ biến nhất dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ 5 tuổi là thiếu dinh dưỡng và thiếu tập thể dục. Để giúp bé phát triển tốt, mẹ cần có thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng chứ không chỉ là ăn nhiều.
Suy dinh dưỡng là gì?
Suy dinh dưỡng là tình trạng khi con bạn không nhận được các chất dinh dưỡng, khoáng chất và calo thiết yếu giúp phát triển các cơ quan quan trọng. Trẻ 5 tuổi suy dinh dưỡng sẽ thiếu chất dinh dưỡng, phát triển chậm và có nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Suy dinh dưỡng không chỉ do thiếu dinh dưỡng mà còn do ăn nhiều thức ăn cùng loại. Do đó chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng để trẻ khỏe mạnh.
Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ em 5 tuổi
Thiếu cân
Dây là tình trạng trẻ không tăng cân/chiều cao phù hợp với độ tuổi. Hình thức này còn được gọi là suy dinh dưỡng tăng trưởng. Sự thiếu hụt về cân nặng có thể dễ dàng bù đắp. Nhưng thiếu hụt về chiều cao sẽ khó khắc phục.
Thể thấp còi
Còn được gọi là suy dinh dưỡng mãn tính. Đây là tình trạng thấp còi ở trẻ bắt đầu trước khi sinh do sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai kém dẫn đến sự tăng trưởng bất thường và không cân xứng ở trẻ.
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Thiếu vi chất dinh dưỡng biểu thị việc thiếu các vitamin thiết yếu như vitamin A, B, C, D trong cơ thể cùng với việc thiếu folate, canxi, iốt, kẽm và selen. Mỗi chất dinh dưỡng này hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
Thiếu hụt những chất này có thể dẫn đến tăng trưởng kém và các bệnh như thiếu máu, phát triển não kém, suy giảm chức năng tuyến giáp, còi xương, suy giảm miễn dịch, thoái hóa thần kinh, thị lực kém và phát triển xương kém.
Để xác định bé 5 tuổi có bị suy dinh dưỡng hay không, mẹ có thể tham khảo cách tính BMI cho trẻ. Không nên chỉ dựa vào chiều cao hay cân nặng để phán đoán trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể đưa trẻ đến bác sĩ thực hiện sàng lọc suy dinh dưỡng, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho trẻ.
Thiết kế thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh
Trẻ em 5 tuổi cần ăn thực phẩm từ tất cả năm nhóm thực phẩm lành mạnh: rau, trái cây, ngũ cốc, sữa và protein.
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau cung cấp cho con bạn năng lượng, vitami, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Mẹ nên khuyến khích con ăn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn và các bữa phụ. Cần ăn nhiều rau, trái cây nhiều màu, nhiều kết cấu, mùi vị khác nhau. Mẹ nên nhớ ăn nhiều một loại thực phẩm mà không ăn loại khác cũng là nguyên nhân suy dinh dưỡng.
Ngũ cốc
Ngũ cốc bao gồm bánh mì, mì ống, ngũ cốc ăn sáng, gạo, ngô, quinoa, yến mạch và lúa mạch. Đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp bé có nhiều năng lượng, no lâu và nhiều dinh dưỡng.
Thực phẩm từ sữa ít béo
Trẻ em từ hai tuổi trở lên nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, phô mai, sữa chua. Những thực phẩm này có nhiều protein và canxi. Mẹ cũng nên cho con sử dụng nhiều sản phẩm từ sữa khác nhau để đa dạng chất dinh dưỡng.
Chất đạm
Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt nạc, cá, gà, trứng, đậu, đậu lăng, đậu xanh, đậu phụ và các loại hạt. Những thực phẩm này rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ bắp của con bạn.
Những thực phẩm này cũng chứa các vitamin và khoáng chất hữu ích khác như sắt , kẽm, vitamin B12 và axit béo omega-3. Sắt và axit béo omega-3 từ thịt đỏ và cá có dầu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bé.
Khẩu phần ăn cho trẻ 5 tuổi
Trẻ nên ăn 1,5 khẩu phần trái cây; 4,5 khẩu phần rau; 1,5 – 2 khẩu phần sản phẩm từ sữa; 4 khẩu phần ngũ cốc; 1,5 khẩu phần thịt nạc, các loại hạt, các loại đậu. Khẩu phần mỗi loại tương đương với các loại thực phẩm khác nhau để mẹ thay đổi thường xuyên:
1 khẩu phần trái cây
- 1 quả táo vừa, chuối, cam, lê
- 2 quả mận nhỏ, quả kiwi, quả mơ
- 1 chén trái cây thái hạt lựu.
1 khẩu phần rau
- 1/2 chén rau nấu chín (bông cải xanh, rau bina, cà rốt, bí ngô)
- 1 củ khoai tây vừa (khoai lang hoặc ngô)
- 1 chén rau xanh hoặc rau sống
- 1/2 chén đậu
1 khẩu phần ngũ cốc
- 1 lát bánh mì
- 1/2 chén cơm, mì ống, quinoa, cháo
- 2/3 chén bột ngũ cốc lúa mì.
1 khẩu phần sữa
- 1 cốc (250 ml) sữa bò ít béo hoặc sữa thực vật
- 2 lát phô mai
- 3/4 cốc sữa chua.
1 khẩu phần thịt, cá, thịt gia cầm, trứng, các loại hạt, đậu
- 65 gr thịt bò nạc nấu chín, thịt cừu, thịt bê hoặc thịt lợn
- 80 gr thịt gà nạc nấu chín
- 100 gr phi lê cá nấu chín
- 170 gr đậu phụ nấu chín
- 2 quả trứng lớn
- 1 chén đậu lăng, đậu xanh nấu chín
- 30 gr đậu phộng, hạnh nhân hoặc hạt hướng dương
Trên đây là tất cả thông tin mẹ cần biết để thiết kế thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ cần cho bé uống đủ ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Mong bé sẽ mau phát triển bình thường, khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng.
Xem thêm:
Trẻ viết bằng tay trái – Phân tích từ mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam
Khi nào nên cho trẻ học đọc và viết? Giáo sư tâm lý từ ĐH.California sẽ chỉ bạn!
Xử lý khôn ngoan khi con nói dối – mẹo nuôi dạy con hiệu quả đây các mẹ!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!