Thiếu máu khi mang thai là một trong các hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp mẹ bầu phòng tránh triệu chứng này.
Thiếu máu khi mang thai – Nỗi lo lắng của mẹ bầu
“Bạn của tôi mới có kết quả xét nghiệm là bị thiếu máu trong khi đang mang thai. Liệu tôi có bị giống như cô ấy? Làm thế nào để phòng tránh được hiện tượng này” là một trong những thắc mắc phổ biến của mẹ bầu vào thời kỳ mang thai.
Tại sao mẹ bầu lại dễ bị thiếu máu?
Bắt đầu mang thai cũng là lúc lượng máu trong cơ thể tăng lên gấp nhiều lần. Trong quá trình hình thành hồng cầu, cơ thể cần sắt như một thành phần quan trọng. Thông thường phụ nữ có bầu không thể ăn hết một lượng lớn các loại thức ăn để có thể cung cấp đủ chất sắt, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo các số liệu, 20% mẹ bầu sẽ gặp phải vấn đề thiếu máu. Do đó, thiếu máu được xem là hiện tượng thường xảy ra với những người đang mang bầu.
Làm thế nào để biết mẹ bầu đang bị thiếu máu?
Vào lần khám thai đầu tiên, mẹ bầu sẽ được lấy máu để xét nghiệm số hồng cầu có trong máu. Với kết quả xét nghiệm, một số mẹ bầu đã bắt đầu có hiện tượng lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Những mẹ bầu có nguy cơ bị bệnh thiếu máu khi mang thai có thể do:
- Mẹ bầu đã từng bị mất máu nhiều từ trước đó. Ví dụ những người ra máu nhiều vào thời điểm hành kinh.
- Phụ nữ đã từng mang thai nhiều lần hoặc số lần mang thai quá liền nhau.
- Mẹ bầu mang thai đôi.
- Các mẹ bầu có hiện tượng ốm nghén ở mức độ nặng.
- Những người có vấn đề về chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai.
Mẹ bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Với đa số các mẹ bầu bị thiếu máu, hiện tượng này có thể xuất hiện từ tuần thai thứ 20 trở đi. Với những người bị thiếu máu ở mức độ nhẹ, các biểu hiện bên ngoài thường không rõ ràng, thậm chí là không có.
Nhưng với các mẹ bầu bị thiếu máu ở mức độ nặng (số lượng hồng cầu giảm xuống rất thấp), mẹ có thể phải đối mặt với các vấn đề sau:
- Giảm hồng cầu đồng nghĩa với thiếu oxy. Do đó mẹ bầu sẽ cảm thấy tái nhợt, cơ thể mệt mỏi, run người, khó thở.
- Thường xuyên chóng mặt, thậm chí là ngất.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Trẻ sinh ra thường nhỏ con.
- Mẹ bầu có thể phải đẻ non.
Thiếu máu trong thời kỳ mang thai – Phòng tránh và chữa trị như thế nào?
Mang thai là nguyên nhân chính khiến cho mẹ bị thiếu máu. Tuy vậy, triệu chứng này hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị bằng các cách rất đơn giản. Đó là:
- Thực hiện một chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt cho mẹ bầu.
- Uống thuốc bổ sung sắt với một lượng khoảng 30mg/ngày. Với các mẹ bầu có mức độ rủi ro cao khi mang thai, bác sĩ sẽ kê cho mẹ khoảng 60mg/ngày.
Ảnh: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích cho mẹ bầu bị thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị thiếu máu?
Nếu thấy các biểu hiện hoặc qua xét nghiệm mẹ bầu bị thiếu máu, mẹ cần phải lưu ý những điều sau về chế độ dinh dưỡng của mình:
- Chú trọng các món ăn có nhiều protein từ thịt và hải sản.
- Giảm tinh bột, tăng lượng rau củ quả. (Nên giảm chỉ cón 30% tinh bột, 35% rau, 25% protein).
- Chọn ăn các thực phẩm giàu forlic và vitamin B12 có trong hải sản, các loại đỗ, măng tây, gạo lứt, cà rốt, dưa lưới, bí ngô, bơ, mận, chuối sây khô.
- Nên ăn cá khoảng 3-4 lần/tuần.
Dưới đây là một số menu món ăn phù hợp với mẹ bầu bị thiếu máu như:
- Tiết luộc
- Gan xào rau củ
- Trứng ốp la hoặc trứng luộc lòng đào.
- Thịt gà rang gừng
- Súp lơ xào tôm.
- Canh gà hầm hạt sen.
- Cá hấp gừng.
Theo The Asianparents Thái Lan
Bài viết liên quan:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!