1. Nằm ngửa khi ngủ
Nếu mẹ đang có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì tốt hơn cả mẹ hãy thử những tư thế khác như nằm nghiêng sang trái. Đây là tư thế ngủ có lợi nhất cho mẹ và bé khi mang thai. Khi thai nhi phát triển dẫn tới cân nặng tăng lên và bụng bầu lớn dần thì tư thế nằm ngửa sẽ có cảm giác nặng nề hơn nhiều và có nguy cơ ngăn cản oxy truyền đến thai nhi. Hầu hết các chuyên gia khoa sản sẽ không khuyến khích mẹ nằm ở tư thế này khi mang bầu.
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bé vào nếp ăn ngủ và tăng cân nhanh
Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày mẹ nào cũng cần biết
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết thêm, trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ vẫn có thể nằm sấp hoặc ngửa khi ngủ. Tuy nhiên nên bắt đầu nằm nghiêng ngay từ giai đoạn này để làm quen dần, nếu có thói quen nằm sấp hoặc nằm ngửa thì nên bỏ dần trong thời gian mang thai.
Nằm ngửa khi ngủ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho mẹ khó chịu. Mẹ khó thở có ảnh hưởng đến thai nhi? Điều này có thể gây giảm tuần hoàn thai nhi.
Tư thế nằm ngửa làm thai nhi khó thở do trọng lượng tử cung chèn ép tĩnh mạch chủ dưới, làm cản trở sự lưu thông máu trở lại tĩnh mạch chủ, gây nên tình trạng hạ huyết áp ở mẹ, giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi. Khi nằm ngửa để ngủ, ruột và các mạch máu lớn bị chèn ép gây ra những vấn đề khác như đau lưng, vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa, trĩ…
2. Thường xuyên xoa bụng bầu
Khi mang thai, chắc hẳn mẹ đều thích cảm giác được sờ vào bụng bầu, giao tiếp với em bé. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên xoa mạnh bụng bầu có thể kích thích em bé chuyển động quá nhiều, dẫn đến tình trạng rối, thắt nút dây rốn và giảm lượng oxy truyền đến bé. Đây là 1 trong 4 hành vi dễ khiến thai nhi khó thở mẹ cần tránh.
3. Tập thể dục quá sức
Các chuyên gia, bác sĩ đều khuyến khích mẹ bầu vận động, tập thể dục khi mang thai để rèn luyện sức khỏe, kiểm soát cân nặng và tốt cho việc sinh nở.
Tuy vậy, những bài tập của mẹ phải có cường độ và thời gian phù hợp với sức khỏe của người đang mang thai. Tập quá sức có thể tăng áp lực lên vùng bụng, gây ra tình trạng khó thở ở thai nhi và làm rối dây rốn tương tự như khi xoa bụng.
Vì thế tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và người có chuyên môn về thể dục thể thao để xây dựng bài tập phù hợp với thể trạng của mình trong từng giai đoạn thai kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh để bé vào nếp ăn ngủ và tăng cân nhanh
Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh hằng ngày mẹ nào cũng cần biết
4. Thức đêm
Thức khuya không chỉ làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà còn có thể gây rối loạn nội tiết cũng như nhịp sinh học của thai nhi trong bụng. Khi mẹ thức quá khuya, thai nhi cũng sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu và “nghịch ngợm” hơn, khiến dây rốn – đường dây vận chuyển oxy cho chính mình bị ảnh hưởng.