Thai nhi 28 tuần đạp mạnh khi bà bầu thay đổi tư thế nằm, đặc biệt là chuyển sang nằm nghiêng. Điều này khiến không ít mẹ bầu lo lắng về việc liệu mình có nằm đè lên bé hay không. Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Bé hoạt động “náo nhiệt” hơn chỉ vì một lý do rất đơn giản, hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thai nhi 28 tuần đạp mạnh có nguy hiểm không?
- Mẹ bầu nên nằm tư thế nào là tốt nhất
- Mẹo giúp bà bầu 28 tuần ngủ ngon
Thai nhi 28 tuần đạp mạnh có nguy hiểm không?
Chẳn hẳn không ít các mẹ bầu đã từng trải qua điều này. Khi chuyển từ một tư thế nào đó sang nằm nghiêng, mẹ bầu cảm nhận rất rõ việc bé con trong bụng đạp mạnh hơn bình thường rất nhiều. Điều này khiến cho các mẹ lần đầu mang thai không khỏi cảm thấy băn khoăn. Liệu có phải trong tư thế nghiêng này, mẹ bầu đã nằm đè lên đầu hay chân tay con khiến em bé đạp nhiều và mạnh? Nhưng mẹ bầu hoàn toàn không cần lo lắng về điều này!
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết: Điều khiến nhiều mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất đó chính là cảm nhận được từng chuyển động của con bên trong bụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thông qua từng cú đạp đó để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu con đạp mạnh và đều thì chứng tỏ con đang rất khỏe mạnh bên trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, thai máy sẽ mạnh nhất khi thức và được kích thích bởi âm thanh bên ngoài bằng cách mẹ có thể vỗ nhẹ vào bụng hoặc cho con nghe nhạc qua tai nghe.
Những cú đạp mạnh của bé không quá nguy hiểm như mẹ nghĩ (Ảnh: istock)
Đây là một trong các hiện tượng hết sức bình thường đối với thai nhi. Bé đạp mạnh hơn so với thông thường chỉ vì một lý do rất đơn giản. Khi mẹ bầu chuyển sang nằm nghiêng, tử cung sẽ không đè lên thành tĩnh mạch chủ. Đây là nơi có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các bộ phận trong cơ thể quay trở lại tim. Chính vì thế, máu được bơm từ tim đi qua dây rốn để cung cấp cho thai nhi cũng nhiều hơn. Điều này giúp cho lượng dinh dưỡng mà bé hấp thu tăng lên đáng kể. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi một thai nhi được nạp thêm năng lượng nên có sức hoạt động “náo nhiệt” hơn hẳn.
Do đó, nếu mẹ bầu chuyển tư thế nằm nghiêng, khi mới ăn xong, uống nước lạnh, ăn đồ ngọt, v.v. đều là những cách tiếp thêm năng lượng để bé đạp “hăng hái” hơn, sẽ làm cho em bé đạp mạnh trong bụng mẹ Thai nhi trong bụng mẹ được bao bọc bởi rất nhiều lớp bảo vệ như tử cung, nhau thai, nước ối. Vì vậy các mẹ hãy yên tâm chuyện bé bị mẹ nằm đè lên là điều không thể.
Mẹ đã biết chưa?
Thai nhi đạp nhiều có tốt không? Trường hợp nào cần phải thăm khám bác sĩ?
Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối có nguy hiểm không?
Mẹ bầu nên nằm tư thế nào là tốt nhất
Nằm nghiêng
Đây có thể nói là tư thể ngủ tốt cho bà bầu và đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng. Nó cho phép máu lưu thông dễ dàng, trong khi hoàn toàn không hề gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của bạn.
Nằm nghiêng ở phía nào cũng ổn, nhưng có nhiều khuyến nghị bạn nên chọn bên trái bởi một số lợi ích sau:
- Tư thế ngủ nghiêng sang trái sẽ làm tăng lưu lượng máu và đưa chất dinh dưỡng đến nuôi thai tốt hơn
- Tư thế này còn làm giảm nguy cơ thai chết lưu
- Ngủ nghiêng bên trái còn giúp thận lọc sạch các chất độc hại tốt hơn
Sẽ rất khó khăn cho bạn nếu như phải tập ngủ theo những tư thế mình không quen thuộc; nhưng trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ với bạn một vài mẹo để có giấc ngủ thoải mái hơn.
Tư thế nằm nghiêng giúp mẹ ngủ ngon hơn (Ảnh: Istock)
Có thể bạn chưa biết:
Tư thế nằm ngủ cho bà bầu 3 tháng cuối tốt nhất giúp con khỏe mạnh, mẹ ngủ ngon
Làm sao chọn được gối ngủ phù hợp cho bà bầu giúp mẹ ngon giấc?
Tư thế tay và đầu gối
Mặc dù nghe có vẻ không liên quan hay có ý nghĩa gì đến giấc ngủ, nhưng thực hành tư thế này lại rất có lợi cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Vị trí tay và đầu gối khi tập luyện đúng sẽ giúp giảm đau lưng, đồng thời nới lỏng các khớp, cũng như mang lại sự thoải mái và thư giãn cho mẹ.
Đối với thai nhi, việc luyện tập này còn được cho là khuyến khích em bé di chuyển vào đúng vị trí, điều này sẽ tốt hơn cho mẹ khi chuyển dạ.
Để tập tư thế này, bạn hãy đặt một chiếc đệm nhỏ phía dưới đầu gối mình (hoặc có thể sử dụng thảm yoga để thay thế). Sau đó, đặt tay và đầu gối của mình lên trên gối hoặc thảm, lưu ý không được để phần vai của mình bị cong. Khi kết thúc, đứng dậy thật chậm. Trong quá trình tập, bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ là một quả bóng tập yoga. Đặt tay lên trên quả bóng và giữ nguyên đầu gối ở vị trí cũ là một dạng biến thể khác của bài tập này.
Tư thế thư giãn cho mẹ bầu (Ảnh: Istock)
Mẹo giúp bà bầu 28 tuần ngủ ngon giấc
- Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ mỗi lúc có thể.
- Uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng trong ngày, tuy nhiên tránh ăn vào buổi tối.
- Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Đây được xem là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu tốt. Mẹ có thể sử dụng thêm gối để đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng để cảm thấy thoải mái hơn.
- Khi thức dậy ban đêm, mẹ không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ.
- Hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời điểm trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dần xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ.
Bé đạp mạnh và liên tục khi chuẩn bị chào đời là do không gian chật chội trong bụng mẹ. Không gian chật hẹp dần khiến bé khó chịu, muốn duỗi chân và đạp mẹ nhiều hơn. Từ đó mẹ sẽ thấy bé đạp mạnh và tạo nhiều áp lực lên xương chậu của mình.
Em bé đạp mạnh tháng cuối chứng tỏ con đã sẵn sàng ra đời. Mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ để làm giảm bớt áp lực trong tháng cuối của thai kì nhé!
Theo The Asianparent Thái Lan
Nguồn tham khảo: Thai máy liên tục có đáng lo không? – Vinmec
Các bài viết liên quan
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!