Hạnh phúc của cha mẹ là hồi hộp đếm từng ngày, mong ngóng được nhìn thấy thai nhi ra đời. Song một người mẹ quê ở Hậu Giang chết lặng khi biết biết tin thai nhi 7 tháng của mình đã mất khi còn chưa kịp chào đời.
Thai nhi 7 tháng tử vong chỉ vì phút bất cẩn đằng sau tay lái của tài xế ngủ gật
Vỡ òa cảm xúc khi biết tin mình mang thai đứa thứ hai, song chỉ một phút bất cẩn của người tài xế đã khiến vợ anh Trần Văn Tiến, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang kiệt quệ và ám ảnh. Thai nhi 7 tháng tử vong, chồng và con lớn bị thương nhẹ, bản thân chị cũng vừa qua cơn nguy kịch.
Trước đó, khi bốn thành viên trong gia đình chị đang lưu thông trên đường đã bất ngờ bị một chiếc xe chuyển bệnh miễn phí lấn sang làn ngược chiều đâm trực diện. Cú va chạm quá mạnh khiến bốn người trong gia đình văng ra đường, phương tiện bị hư hỏng nặng.
Xe máy bị biến dạng sau cú va chạm khiến thai nhi 7 tháng tử vong (Nguồn: Công an An Giang)
Hết dương tính với ma túy, say rượu bia, giờ đến… ngủ gật
Có lẽ chưa bao giờ, việc tham gia giao thông trên đường lại nguy hiểm đến như vậy. Nếu đi sai làn, sai luật, bị đâm phải hay gây tai nạn đã đành. Đằng này, nhiều người đi đúng làn, đúng đường, đúng tốc độ, chở đúng số người quy định, thậm chí dừng đèn đỏ vẫn thương vong.
Thiết nghĩ, chính những người cầm lái phải có trách nhiệm hơn khi điều khiển phương tiện. Bởi nếu quá mệt, căng thẳng dẫn đến ngủ gật như tài xế gây ra vụ tai nạn khiến thai nhi 7 tháng tử vong ở trên thì không chỉ thiệt mình mà còn liên lụy đến nhiều người khác.
Chỉ một chút lơ là cũng có thể khiến bao người bị liên lụy
Mẹ mang thai tháng thứ 7 khi đi lại bằng xe máy nên thuộc nằm lòng những điều này
Trong đa số trường hợp, các bác sĩ thường cho rằng xe máy không có lợi cho em bé. Những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông bằng xe máy là rất lớn, mẹ bầu không nên mạo hiểm.
Nhất là khi giao thông ở Việt Nam còn có nhiều bất cập, đường xá đông đúc, chật hẹp, ý thức tham gia giao thông chưa cao, dễ gây va chạm. Khói bụi và ô nhiễm cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ mang thai.
Đối với mẹ bầu có tiền sử động thai, sinh non, thì tuyệt đối không nên tự đi xe máy. Nếu xảy ra va chạm, dù là rất nhẹ cũng có thể dẫn tới động thai, sảy thai.
Những mẹ bầu mang thai tháng cuối, cơ thể nặng nề, kém linh hoạt sẽ khó xử lý khi gặp tình huống va chạm. Và dù nhẹ nhưng cũng đủ khiến cho tâm lý của mẹ bị kích thích. Việc này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Với các mẹ đang mang thai ở những tháng cuối, để tránh xảy ra chuyện đau lòng như thai nhi 7 tháng tử vong trên đây, nếu có thể nên hạn chế hoặc tránh đi xe máy cho đến khi mẹ bầu vượt cạn an toàn.
Lời khuyên cho cha mẹ khi lưu thông trên đường phố cùng con cái
Đối với các gia đình di chuyển bằng xe máy:
– Nên để con trẻ ngồi giữa bố và mẹ để giảm thiệt mức sát thương nếu chẳng may xảy ra tai nạn. Nếu có hai bé, nên để bé lớn ngồi trước cùng bố do bé đã ý thức được việc bám chặt vào xe.
– Hãy đội mũ bảo hiểm cho con để bảo vệ phần đầu nếu chẳng may xảy ra tai nạn.
– Nếu trẻ quá nhỏ, chưa ý thức được việc bám vào cha, mẹ, hãy chuẩn bị ghế ngồi dành cho con trên xe máy hoặc đeo đai an toàn.
– Nếu đã đèo con trẻ, cha mẹ hãy đi cẩn thận, tránh lạng lách và tuyệt đối không sử dụng rượu, bia.
Đội mũ bảo hiểm để an toàn cho con (Nguồn: Người đưa tin)
Đối với các gia đình di chuyển bằng ô tô:
– Thắt dây an toàn cho trẻ dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào
– Không cho con đùa nghịch, nhảy nhót trên ô tô
– Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra phanh, dầu, nhiệt độ trên ô tô để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo Công an An Giang
Cân nặng của thai nhi ở tháng thứ 7 đạt bao nhiêu là chuẩn?
Sai lầm tai hại của của mẹ bầu khi kiêng cữ đi lại 3 tháng đầu không đúng cách!
Tết này mẹ bầu nên đi đứng thế nào để không động thai, tránh sinh non?
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!