Bà bầu có nên đi lại nhiều không? Trong suốt thai kỳ, việc vận động nhẹ nhàng, cụ thể là đi bộ luôn được bác sĩ khuyến khích thai phụ thực hiện. Bởi nó giúp các mẹ khỏe mạnh, tốt cho tim mạch, có cân nặng hợp lý…
- Đi lại khi mang thai và đi xa nhiều có ảnh hưởng gì đến em bé không?
- Có nên đi xa và ngồi máy bay trong 3 tháng đầu?
- Mẹ bầu ngồi ô tô đường dài có sao không?
- Đi xe máy nhiều có sao không?
- Mẹ đi bộ nhiều có ảnh hưởng đến em bé?
Đi lại khi mang thai và đi xa nhiều liệu có ảnh hưởng gì đến em bé không?
Đi lại khi mang thai luôn là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Đặc biệt là trong dịp Tết. Mẹ bầu có nhu cầu đi lại rất nhiều: Đi sắm Tết, chúc Tết họ hàng, lễ lạt… Thêm nữa, đi lại hợp lý cùng với chế độ dinh dưỡng sẽ luôn có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của thai nhi.
Nhưng ngược lại nếu vận động không đúng cách, vận động mạnh có thể ảnh hưởng xấu, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Với việc bà bầu đi lại nhiều có ảnh hưởng gì không còn phải xem xét việc đi lại đó trong giai đoạn nào, có kéo dài hay không…
Đi lại khi mang thai mẹ cần chú ý điều gì
Bầu 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không? Việc vận động của bà bầu sẽ bao gồm đi bộ, tập yoga, đi bơi, tham gia các phương tiện giao thông… Với chế độ hợp lý sẽ mang lại sức khỏe và ít khả năng bị động thai. Nhưng trong 3 tháng đầu, các chị em nên hạn chế đi lại, vận động nhiều. Còn từ những tháng tiếp theo, mẹ bầu nên có chế độ vận động hợp lý. Nhất là 3 tháng cuối nếu vận động thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, việc sinh nở sẽ dễ dàng hơn.
Bạn có thể chưa biết:
Bầu có đi máy bay được không? Mẹ cần tuân thủ những gì?
Bà bầu mới mang thai có nên đi xa và ngồi máy bay?
Có nhiều ý kiến cho rằng khi mang bầu thì tuyệt đối không được đi máy bay. Tuy nhiên điều này cũng không hoàn toàn là đúng. Khi so sánh các phương tiện giao thông với nhau thì máy bay là một phương tiện khá an toàn. Bởi nó hạn chế được tình trạng xóc hay va chạm khi di chuyển.
Đối với những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mà sức khỏe cho phép thì vẫn có thể đi được máy bay.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ về vấn đề đi lại trong 3 tháng đầu khi di chuyển bằng máy bay. Một số phụ nữ có những triệu chứng ốm nghén khá nặng, có tiền sử bị say máy bay hoặc sức khỏe yếu thì không nên đi máy bay. Bởi nếu đi máy bay thì có thể khiến cho những triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ càng trở nên trầm trọng hơn.
Nếu bắt buộc phải di chuyển bằng máy bay, để hạn chế sự khó chịu, buồn nôn hay chóng mặt thì mẹ bầu có thể ngậm một lát chanh trong miệng hoặc uống một ly nước chanh trước khi lên máy bay. Nên chọn chỗ ngồi gần cửa sổ để nhìn ra bên ngoài hoặc chọn chỗ ngồi gần nhà vệ sinh để mẹ có thể “trút bỏ nỗi buồn” bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu ở trong người. Cần hạn chế những chuyến bay quá dài vì khi ngồi máy bay lâu quá. Thai phụ cũng sẽ dễ bị cảm giác khó chịu, ù tai hoặc mệt mỏi.
Ngồi xe ô tô đường dài có ảnh hưởng tới thai nhi?
Xe buýt, xe khách và xe ô tô cá nhân đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống của người Việt nói chung và các mẹ bầu nói riêng. Từ đi làm cho đến du lịch, về quê vào những ngày lễ Tết, ô tô vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu để tiện lợi cho việc di chuyển của mẹ bầu cùng người thân. Tuy vậy, không ít các mẹ vẫn băn khoăn, liệu ngồi ô tô lâu có gây nguy hiểm gì cho thai nhi hay không?
Sự thay đổi thể chất qua 9 tháng mang thai thường là yếu tố chính quyết đinh về mức độ an toàn khi đi lại bằng ô tô đường dài của mẹ.
Mẹ bầu đi lại nhiều có tốt không? Vào 3 tháng đầu, cơ thể mẹ dễ mệt mỏi, ốm nghén, thai nhi cũng còn nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi các va chạm mạnh. Đến 3 tháng cuối, bụng bầu nặng nề và các biến chứng khó có thể dự đoán về việc sinh nở cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nếu người mẹ phải đi lại xa.
Đi lại khi mang thai bằng ô tô đường dài, mẹ bầu cần hết sức lưu ý
Do đó, thông thường các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nếu có đi xa thì nên lựa chọn 3 tháng giữa của thai kỳ để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé yêu. Ngoài ra, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc chống say xe nào vì việc uống thuốc khi mang thai đều có các tác dụng nhất định tới thai nhi.
Nếu mẹ bầu phải ngồi xe ô tô lâu và cảm thấy khó chịu, mệt mỏi khi ở trên xe thì mẹ có thể lưu ý một số điều sau:
- Chuẩn bị sẵn một ít chanh, quất hoặc cam luôn phòng bên người. Mùi thơm của các loại quả này sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn
- Luôn luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên xe để phòng tránh các dao động mạnh trên xe
- Ngủ nghỉ đầy đủ trước khi lên xe sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn
- Nên chọn chỗ ngồi ở cạnh cửa sổ, thoáng mát
- Luôn chuẩn bị sẵn sàng khăn ướt, giấy vệ sinh, nước và chút đồ ăn vặt
- Nếu mẹ bầu gặp tình trạng són tiểu, hãy sử dụng miếng lót thấm tiểu dành cho mẹ bầu để luôn cảm thấy thoải mái trong thời gian đi ô tô
- Mẹ bầu cũng đừng quên xuống đi lại cho thoải mái, giúp máu lưu thông tại mỗi chặng xe dừng.
Bạn có thể chưa biết:
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có nên đi lại nhiều không?
Bà bầu có nên đi lại nhiều không – Đi xe máy nhiều có sao không?
Khi mang thai, hormone thay đổi dẫn đến các triệu chứng của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi… điều này dễ khiến mẹ thấy khó chịu khi di chuyển bằng xe máy, nhất là khi lái xe. Mẹ bầu đi xe máy trong thời kỳ mang thai cũng dễ bị mất thăng bằng và té ngã do bụng to, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng và xử lý tình huống.
1 nguy cơ khác khi bà bầu đi xe máy là mật độ phương tiện lưu thông trên đường đông đúc, nhất là vào giờ cao điểm, bề mặt đường không bằng phẳng, mặt đường nhỏ hẹp, nhiều ngõ ngách… ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại bằng xe máy của mẹ mang thai. Kích thước và trọng lượng của chiếc xe máy cũng là 1 gánh nặng đáng kể đối với chị em mang bầu.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên để cẩn thận thì mẹ bầu nên hạn chế di chuyển, đi lại bằng xe máy. Do đi xe máy đường xóc, chưa kể giao thông phức tạp, đường phố bụi bặm cũng sẽ dễ làm ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, động thai hay gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhau bong non, nhau tiền đạo… thì nên hạn chế đi xe máy để tránh những va chạm dù là nhỏ nhất. Trong trường hợp đi xe máy thì cần cẩn thận và tuân thủ các quy tắc lái xe an toàn.
Vậy còn việc bà bầu đi bộ nhiều thì sao?
Bà bầu đi lại nhiều có tốt không? Trong thai kỳ, việc đi bộ chính là một hình thức vận động an toàn, mang lại hiệu quả tốt nhất cho bà bầu. Nó sẽ giúp các mẹ khỏe mạnh, tốt cho tim mạch, có cân nặng hợp lý…
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đi bộ sẽ làm tăng năng lượng. Giúp người tập sẽ cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực. Đồng thời, nó còn tác dụng giúp tâm trạng thoải mái hơn, vui vẻ hơn. Dưới đây là những tác dụng tích cực của đi bộ đối với mẹ bầu và thai nhi:
- Đi bộ giúp mẹ bầu ngủ ngon, sâu giấc hơn
- Giúp giải phóng năng lượng, loại bỏ những phiền muộn, căng thẳng
- Làm tăng năng lượng, tăng lưu lượng máu và dinh dưỡng đến thai nhi
- Điều hòa nhịp thở, cung cấp oxi cho thai nhi tốt hơn
- Làm căng cơ bụng, tăng ngưỡng chịu đau của mẹ bầu
- Giúp xương chậu của mẹ bầu giãn nở tốt hơn, việc sinh nở dễ dàng hơn
- Đi bộ sẽ làm tăng sức khỏe tổng thể, vóc dáng cân đối hơn, khỏe cho mẹ, tốt cho con.
Ảnh minh họa: Vận động và đi lại khi mang thai mẹ bầu cần chú ý điều gì
Cách đi bộ để có thai kỳ khỏe mạnh
Bà bầu có nên đi lại nhiều không? Mẹ cần chú ý không nên đi lại quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nhưng với đi bộ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Các mẹ hãy bắt đầu bài tập đi bộ hợp lý như sau:
- Khi mới bắt đầu đi bộ hãy đi chậm đều rồi khi thường xuyên hãy đi nhanh hơn.
- Mỗi lần đi bộ chỉ đi tầm 20-30 phút, có thể đi 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Nếu cơ thể đang mệt, khó thở thì không nên đi bộ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng “Điều đầu tiên cần lưu ý khi thai phụ đi bộ chính là đôi giầy. Thai phụ nên lựa chọn những đôi giầy thấp, vừa chân, chất liệu mềm. Tiếp đến, thai phụ cần chú ý địa hình khi đi lại, chọn những con đường bằng phẳng, không dốc và đặc biệt nên đi gần nhà, để đảm bảo an toàn. Khi đi, thai phụ hãy giữ cằm thẳng, hướng nhìn về phía trước, giữ dáng người thẳng để trọng lượng cơ thể được chia đều chứ không dồn về lưng gây đau mỏi. Về thời gian, tùy thuộc vào thời điểm của thai kỳ, tốt nhất thai phụ nên đi từ thời gian ngắn rồi tăng dần tùy vào sức khỏe, không cố sức đi thật nhanh và thật lâu sẽ gây hại rất nhiều đến thai phụ và em bé”.
Chú ý: Nếu thấy có hiện tượng đau bụng, nhịp tim quá nhanh, khó thở, xuất huyết âm đạo… Hãy dừng việc đi bộ và nên đi khám để đảm bảo chắn về sức khỏe cho mẹ và thai nhi.
Với những lưu ý về việc bà bầu có nên đi lại nhiều không đã được giải thích như trên bài viết, chúc các mẹ bầu có những kỳ nghỉ an toàn và thật ấm áp cùng bé yêu và gia đình trong mùa xuân này.
Nguồn tham khảo: Bà bầu có nên đi bộ khi mang thai? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!