Thai lưu để lâu trong bụng khoảng từ 3-4 tuần có thể làm rối loạn đông máu gây nên tình trạng băng huyết và đe doạ tính mạng của người mẹ. Do đó, mẹ bầu phải nhờ bác sĩ can thiệp để để đẩy thai lưu ra ngoài càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng sức khoẻ.
Nhưng trước khi mẹ tìm hiểu rõ về việc thai lưu để lâu trong bụng nguy hiểm như thế nào, mẹ hãy ghi nhớ ngay các dấu hiệu thai lưu để kịp thời xử lý.
Một số dấu hiệu nhận biết thai lưu mẹ cần phải biết
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thai lưu điển hình mà các mẹ có thể dễ dàng nhận ra. Các mẹ cùng tìm hiểu nào!
- Đột nhiên không còn chứng nghén ăn như trước nữa.
- Mẹ không còn cảm nhận được thai máy trong bụng.
- Vùng nhạy cảm có ra máu màu đen hay màu nâu.
- Bụng thì nhỏ dần đi, cảm thấy hơi nặng và tức bụng và có trường hợp đau bụng kèm đi ngoài nhiều lần.
- Tâm trạng của mẹ chuyển sang cảm giác bồn chồn, lo lắng.
- Mẹ chán ăn, mệt mỏi, miệng hôi và cô bé chảy ra các chất giống như mủ.
Tuy nhiên, nhiều thai phụ không có triệu chứng bất thường nào xuất hiện và chỉ khi đi khám định kỳ mới phát hiện ra thai lưu.
Dấu hiệu thai lưu điển hình là mẹ không còn cảm giác nghén
Thai lưu để lâu trong bụng mẹ có nguy hiểm không?
Như các mẹ cũng biết, thai lưu là tình trạng thai mất sau 20 tuần của thai kỳ. Thai cũng sẽ lưu lại khoảng 48 giờ trong tử cung. Một số trường hợp, thai lưu bị vỡ ối khi chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ. Theo đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và dạ con gây nên hiện tượng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Nếu thai lưu để lâu trong dạ con từ 3-4 tuần trở lên có thể làm người mẹ bị rối loạn đông máu và băng huyết nặng xảy ra. Lúc này, tính mạng của người mẹ bị đe doạ trực tiếp. Thai lưu không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ mà còn khiến cho tâm lý của nhiều gia đình đang hiếm muộn con lo sợ.
Khi gặp trường hợp không mong muốn là thai lưu thì mẹ cần phải thật sự bình tĩnh. Mẹ cần thực hiện thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để thai lưu nhanh chóng được lấy ra ngoài.
Thai lưu để lâu trong bụng có thể đe doạ tính mạng của người mẹ
Tham khảo ngay một số biện pháp xử lý thai lưu an toàn nhất hiện nay
Thai lưu sẽ được xử lý tuỳ thuộc vào tuổi thai. Nếu thai dưới 7 tuần tuổi sẽ tự tiêu biến và bị đẩy ra ngoài mà không cần có sự can thiệp. Trường hợp thai lớn thì bác sĩ tư vấn cho mẹ cho mẹ dùng thuốc hay hút thai. Khi thai chết lưu trên 8 tuần thì mẹ cần tới cơ sở y tế uy tín để được xử lý. Trong đó, có một số biện pháp xử lý thai lưu được xem là an toàn nhất hiện nay cho người mẹ.
1. Gây khởi phát chuyển dạ
Thai lưu cần được đẩy ra ngoài càng sớm càng tốt và phương pháp chuyển dạ tự nhiên luôn được khuyến khích. Nhưng nếu thai phụ không chuyển dạ tự nhiên được sau 2 tuần thai lưu thì cần sử dụng thuốc kích thích chuyển dạ hoặc thủ thuật bấm ối giúp khởi phát chuyển dạ.
Sử dụng phương pháp gây khởi phát chuyển dạ để đẩy thai lưu ra ngoài
2. Nong cổ tử cung – hút thai
Nếu mẹ lựa chọn phương pháp nong cổ tử cung – hút thai thì phải đến cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ tay nghề cao cùng cơ sở vật chất hiện đại sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Nhiều trường hợp, hút thai không hết còn sót rau hoặc mô thai có thể làm nhiễm trùng tử cung và ảnh hướng tới khả năng sinh sản sau này. Do đó, mẹ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi thực hiện.
3. Mổ lấy thai chết lưu
Phương pháp này không được khuyến khích vì nguy cơ cao gây tổn thương tử cung. Nhưng với người mẹ không có đủ sức khoẻ để thực hiện chuyển dạ tự nhiên hay thai lớn nên không thể đưa ra ngoài.
Thai lưu để lâu trong bụng thật sự là nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ sau này. Vì vậy, mẹ cần phát hiện càng sớm càng tốt các trường hợp thai lưu và có biện pháp xử lý nhanh nhất.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!