Vào giai đoạn tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu hình thành và có những bước phát triển vô cùng quan trọng. So với những tháng đầu tiên, kích thước thai 7 tuần cũng có sự thay đổi và một số mẹ hẳn đã cảm nhận được những chuyển biến ở bản thân. Đây cũng là lúc mẹ có thể an tâm hơn nhưng vẫn phải chú trọng áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động nhẹ nhàng thường xuyên.
Sự phát triển của thai nhi vào tuần thứ 7
Tuần thứ 7 rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi
Đã bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, chắc hẳn mẹ bầu phần nào đã quen dần với sự hiện diện của em bé trong bụng. Lúc này, chị em hẳn đã chính thức bước vào những tuần giữa trong tam cá nguyệt thứ nhất. Mách nhỏ với mẹ là so với tháng đầu tiên, ở tuần thứ 7 này bé đã có sự phát triển rõ rệt hơn hẳn. Cụ thể:
- Xương đuôi (phần mở rộng của xương cụt) đang dần co lại và sẽ sớm biến mất trong thời gian sắp tới
- Bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay của bé có màng phát triển từ bàn tay, bàn chân
- Các cơ quan nội tạng đang phát triển một cách nhanh chóng, ngoài ra bé cũng đã có mí mắt
- Mắt sẽ to hơn và thậm chí bắt đầu có màu mắt. Vào giai đoạn từ 6-9 tháng, màu mắt vĩnh viễn của bé sẽ trở nên rõ ràng. Gen di truyền từ mẹ và bố sẽ là yếu tố quyết định màu mắt của con
- Các tế bào thần kinh đang tích cực phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thống thần kinh sơ khai
- Bộ phận sinh dục đã phát triển nhưng vẫn chưa đầy đủ để bộc lộ được giới tính là trai hay gái
- Phổi phát triển với ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi
Kích thước thai 7 tuần
Thai 7 tuần có kích cỡ bằng 1 quả việt quất
Mặc dù đây vẫn là thời điểm khá sớm để các mẹ bầu có thể cảm nhận được, tuy nhiên bé đang liên tục thay đổi và phát triển. Theo các chuyên gia y tế cho biết: Ở thời điểm 7 tuần tuổi, theo bảng đo cân nặng và chiều cao chuẩn của thai nhi qua các tuần, bé sẽ có kích thước chỉ bằng quả việt quất và dài khoảng 1,3 cm. Lúc này vì bé chỉ nặng khoảng vài gam nên bụng của mẹ vẫn chưa thấy sự biến đổi quá nhiều ở bên ngoài.
Những thay đổi mẹ bầu có thể cảm nhận khi mang thai tuần thứ 7
Thường xuyên đi tiểu
Bắt đầu bước vào giai đoạn giữa trong tháng thứ 2 của thai kỳ mẹ sẽ luôn liên tục có cảm giác muốn đi vệ sinh. Lúc này lượng máu trong cơ thể tăng 10% (đến hết 40 tuần thai có thể tăng 40% để bù cho bé), tạo ra rất nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài chủ yếu qua bàng quang của mẹ.
Cân nặng tăng lên và vùng ngực chật khít
Sự gia tăng nội tiết tố sẽ khiến ngực phát triển để chuẩn bị cho con bú. Ngực của mẹ sẽ tiếp tục lớn hơn một đến 2 cỡ trong thời gian mang thai, nhất là khi bạn mang thai bé đầu tiên.Thêm vào đó, hai đầu vú có thể sẽ lớn ra và thâm lại, thậm chí còn có mụn nhọt mọc quanh quầng vú. Những nốt này được gọi là Montgomery, giúp cho hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa.
Mẹ bầu dễ cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn này
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Do sự thay đổi hormone, nhất là sự tăng progesterone đột ngột sẽ làm cho mẹ luôn trong trạng thái thiếu năng lượng. Tình trạng nôn ọe thường xuyên cũng là nguyên nhân chính gây ra mệt mỏi ở thai phụ. Thỉnh thoảng, mẹ có thể bị khó ngủ vào ban đêm.
Chất dịch nhầy tiết ra từ âm đạo nhiều hơn trước
Mẹ bầu không nên lo lắng, vì đây là điều bình thường xảy ra trong suốt giai đoạn mang thai. Trừ những trường hợp xuất hiện các dấu hiệu khác thường như dịch tiết ra có mùi khó chịu, chuyển sang màu vàng hoặc xanh và khiến vùng kín của bạn tấy rát. Lúc này, bạn nên tìm đến các bác sĩ phụ sản khoa để kiểm tra.
Nhiều nốt mụn xuất hiện trên mặt
Thủ phạm gây ra tình trạng này chính là sự thay đổi của các hormone thai kỳ. Ngoài ra các mẹ bầu cũng nên cẩn thận với những loại mỹ phẩm đang dùng cho da mặt, bởi một số sản phẩm có thể không phù hợp và không lành tính đối với thai phụ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!