Thai chết lưu trong tử cung ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần người mẹ. Tuy nhiên, đa số trường hợp người mẹ không biết thai của mình bị chết lưu để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ thì người thân cũng như bản thân mẹ nên nhận thức rõ những dấu hiệu và các việc cần làm khi gặp tình trạng này nhé!
- Mức độ nguy hiểm của thai chết lưu trong tử cung
- Dấu hiệu thai chết lưu
- Nên làm gì khi thai chết lưu?
Mức độ nguy hiểm của thai chết lưu trong tử cung
Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi thai bị chất lưu trong tử cung là vỡ ối sớm khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Vỡ ối tức màng ối bị rách khiến vi khuẩn dễ tấn công. Dạ con bị nhiễm trùng nặng nếu không được lấy ra sớm. Thời gian để càng lâu thì tính mạng của người mẹ càng gặp nguy hiểm. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới cơ hội sinh sản tiếp sau.
Bạn có thể chưa biết:
Thai chết lưu 8 tuần trong bụng mẹ – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
Nguy cơ thai chết lưu – Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần chú ý
Thai chết lưu trong tử cung ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ
Bên cạnh đó, thai lưu thường là việc ngoài ý muốn nên ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần của người phụ nữ. Đặc biệt là gia đình hiếm muộn con thì điều này thực sự là một mất mát to lớn. Do đó, trong quá trình mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thì mẹ nên được khám thường xuyên. Nên tiêm phòng và kiểm soát thai đều đặn.
Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu
Một trong những dấu hiệu để biết thai chết lưu đó là chảy máu. Tuy nhiên, không cần phải đến khi có máu từ tử cung mà chỉ thông qua một số dấu hiệu dưới đây, bạn cũng sẽ xác định được thai đã không còn phát triển:
Những dấu hiệu thai chết lưu trong tử cung
- Tự nhiên hết nghén trong giai đoạn đầu
- Tự nhiên thấy thai không đạp
- Chảy dịch âm đạo màu đen hoặc nâu
- Bụng nhỏ dần đi nhưng có vẻ nặng, cảm giác đau và tức
- Bồn chồn, lo lắng bất thường
- Toàn thân mỏi mệt trong thời gian dài.
- Miệng bị hôi, âm đạo có mủ
Thai chết lưu trong từ 3 đến 4 tuần trở lên dẫn tới rối loạn đông máu gây băng huyết. Trong trường hợp khám sớm, phát hiện thai đã chết lưu từ vài ngày hoặc 1, 2 tuần đầu thì nên lấy ra sớm để bảo vệ sức khỏe của người mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Tìm hiểu nguyên nhân thai chết lưu và những lưu ý cho mẹ mang thai an toàn
Biểu hiện của thai chết lưu mà đôi khi mẹ không nhận ra
Nên làm gì khi thai chết lưu?
Khi được bác sĩ chẩn đoán là thai nhi đã bị chết lưu trong tử cung thì bác sĩ sẽ cho người mẹ làm một số xét nghiệm trước khi cho ra ngoài. Các xét nghiệm đó bao gồm: công thức máu, chức năng đông máu. Trong trường hợp mẹ có kết quả là bị rối loạn chức năng đông máu thì cần phải điều trị trước khi lấy thai chết lưu ra. Công đoạn trị liệu này cần được chống nhiễm khuẩn. Đồng thời dùng kháng sinh liều cao trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.
Thai chết lưu trong tử cung nên được đưa ra ngoài càng sớm càng tốt
Có 3 phương pháp chính để đưa thai chết lưu ra ngoài là nạo thai, gây sẩy thai, làm chuyển dạ. Tùy từng kích thước của thai và sức khỏe của mẹ mà bác sĩ sẽ áp dụng một trong 3 phương pháp trên.
Sau khi đã đưa được thai chết lưu ra ngoài tử cung, người mẹ nên được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tại nhà. Theo các bác sĩ thì đưa thai chết lưu ra ngoài cũng như một lần đẻ của người mẹ. Lúc này, cơ thể của người mẹ rất yếu nên cần được chăm sóc, bồi bổ đầy đủ dưỡng chất để nhanh chóng bình phục.
Tạm kết
Thai chết lưu trong tử cung là điều mà không người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, khi phát hiện thai không còn dấu hiệu phát triển thì nên đưa ra ngoài càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng để thai chết lưu quá lâu ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Điều này gây khó khăn hơn cho lần thụ thai tiếp sau.
Hy vọng những chia sẻ trên đây hữu ích cho các bạn. Hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám thai chính xác, phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi ngay từ sớm, bảo vệ sức khỏe của người mẹ.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!