Thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng ở những ngày cuối thai kỳ thì mẹ bầu có nên lo lắng vì nguy hiểm cho em bé? Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này nhé.
Thai 39 tuần phát triển như thế nào trong bụng mẹ?
- Thai 39 tuần tuổi lúc này sẽ có kích thước của một quả dưa hấu nhỏ. Bé nặng hơn 3,3kg và dài khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân.
- Não và phổi tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.
- Lớp da bên ngoài của bé đã bong tróc và được thay bằng lớp da mới. Lông tơ và các chất bảo vệ cơ thể bé cũng đã mất đi.
- Lúc này, dây rốn đã dài khoảng 50cm và dày tới 1,3cm. Có thể có hiện tượng dây rốn bị thắt lại và quấn quanh người bé.
- Phần tóc bé đã dài ra khoảng 3cm, nhưng vẫn là tóc tơ.
- Cơ thể bé tiết ra hoạt chất bôi trơn có tác dụng tránh lá phổi dính nhau giúp bé dễ dàng hít thở.
- Nhịp tim bé đập nhanh hơn nhịp tim của mẹ.
Nhìn chung, các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng và cũng tụt sâu xuống tử cung mẹ. Do đó, thời điểm này thai nhi đã có thể sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào.
Mẹ có nên lo lắng khi thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng?
Thai nhi 39 tuần về cơ bản đã được xem là hoàn chỉnh một thai kỳ và có thể sẵn sàng để “chui ra ngoài” gặp gỡ mẹ và mọi người. Một điều mẹ luôn nhớ là luôn thông báo cho bác sĩ sản khoa của mình về bất cứ hiện tượng nào trong giai đoạn này. Và một trong số đó là thai 39 tuần ra máu đỏ tươi nhưng không đau bụng.
Ở những thời khắc cuối thai kỳ, nút nhầy bung ra, nước ối rò rỉ hoặc vỡ ra. Điều này làm mẹ sẽ thấy 1-2 giọt cùng với chất nhầy cổ tử cung ở đáy quần lót. Hầu hết các trường hợp máu sẽ ra không nhiều và tuỳ cơ địa của từng thai phụ thì sẽ có màu khác nhau, từ đỏ tươi, hồng nhẹ cho đến màu nâu.
Và thông thường, mẹ mang thai 39 tuần ra máu nhưng không đau bụng không có gì đáng quan ngại. Thai phụ nên bình tĩnh, chưa cần đến bệnh viện nhưng phải thông báo cho bác sĩ hay.
Hiện tượng này chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn nỡ, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Thai phụ nên bắt đầu tinh thần cho quá trình vượt cạn.
Những dấu hiệu khác cho thấy mẹ mang thai 39 tuần sắp sinh
Cảm giác thôi thúc chuẩn bị “ổ” cho con
Mẹ có thể thức dậy vào một buổi sáng cảm thấy tràn đầy năng lượng và lòng háo hức chuẩn bị đồ và dọn dẹp nhà cửa để đón bé yêu. Sự thôi thúc này thường được giải thích là do bản năng làm mẹ.
“Chuẩn bị tổ” có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong thai kỳ nhưng đối với một số phụ nữ, đó là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ đang đến gần. Hãy làm những gì mẹ phải và nên làm, nhưng đừng tự làm bản thân kiệt sức và căng thẳng nhé.
Đi tiểu nhiều
Vào những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống dưới tử cung và đầu của bé nằm gần sát bàng quang nên thai phụ sẽ thường xuyên đi tiểu và có cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Lưng dưới xuất hiện cơn đau
Những ngày cuối của thai kỳ thì thai nhi khá nặng và tụt xuống dưới nên tạo áp lực và kéo dãn dây chằng ở cổ tử cung, xương chậu khiến cho thai phụ bị đau lưng dưới nhiều.
Những cơn co thắt tử cung xuất hiện
Khi những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu nên nhập viện để chuẩn bị lâm bồn. Các cơn đau tử cung sẽ xuất hiện với cường độ tăng dần, và thường xuyên hơn. Lúc này, mẹ nên bình tĩnh và thở đều nhé.
Vỡ nước ối
Đây là dấu hiệu cơ bản và phổ biến cho thấy con yêu đã thực sự chuẩn bị chào đời. Gia đình nên đưa mẹ bầu vào bệnh viện để được theo dõi và sẵn sàng cho công cuộc “vượt cạn”.
Giai đoạn cuối của hành trình mang thai sẽ mang lại cho mẹ rất nhiều cảm xúc, trải nghiệm và kỷ niệm khó quên. Vì thế, hãy bình tĩnh và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để đón con yêu nhé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!