Mẹ bầu đã chuẩn bị hết mọi thứ và chỉ chờ đến ngày dự sinh con yêu chào đời. Nhưng tới ngày dự sinh mà vẫn chưa sinh. Nhiều mẹ bầu rất lo lắng và đến ngay bệnh viện thăm khám. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu vẫn ở nhà và đợi có dấu hiệu sinh.
Vậy thực tế, thai phụ phải làm như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác.
Ngày dự sinh là gì?
Trung bình thời gian mang thai là 40 tuần (280 ngày) tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối. Nhưng ngày dự sinh này chỉ mang tính chất tương đối. Em bé có thể sinh trước hay sau ngày dự sinh.
Theo thống kê, khoảng 80% em bé chào đời không trùng với ngày dự sinh. Và khi em bé ra đời muộn hơn so với ngày dự sinh từ tuần thứ 41 đến 41 tuần 6 ngày được coi là thai quá ngày dự sinh. Nếu thai kỳ kéo dài từ 42 tuần trở đi thì được gọi là thai già tháng.
Ngày dự sinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối của thai phụ
Làm thế nào khi tới ngày dự sinh mà vẫn chưa sinh?
Nhiều thai phụ lo lắng khi tới ngày sự sinh mà vẫn chưa sinh và không biết phải làm thế nào. Lúc này, mẹ cần theo dõi nếu có các dấu hiệu bất thường thì đến ngay bệnh viện. Nếu thai phụ quá ngày dự sinh sang tuần 41 thì nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám.
Tiến hành làm các xét nghiệm
Khi mẹ bầu đến bệnh viện sẽ được làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai gồm có:
- Monitor theo dõi thai nhi: sử dụng máy monitor để kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi
- Thử nghiệm Non-stress Test: đo nhịp tim thai nhi khoảng 20 phút nếu có phản ứng là tốt và không phản ứng là xấu. Nếu kết quả xấu thì bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm khác thì mới có thể chẩn đoán chính xác
- Trắc đồ sinh vật lý: đây là bảng trắc nghiệm theo dõi nhịp tim và siêu âm thai nhi. Chúng sẽ cho biết sức khỏe hiện tại của thai nhi quá ngày dự sinh dựa trên các thông số như hơi thở, nhịp tim, chuyển động
- Xét nghiệm CST: là theo dõi sự đáp ứng của tim thai với các cơn gò tử cung. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm hormone oxytocin qua đường tĩnh mạch và gây nên cơn co thắt tử cung. Kết quả cho bác sĩ biết được sức khỏe của thai nhi
Qúa ngày dự sinh sang tuần 41, mẹ sẽ được các bác sĩ làm nhiều xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của thai nhi
Thực hiện biện pháp giục sinh
Dựa vào các kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các giải pháp kích sinh như:
- Lóc ối: bác sĩ sẽ dùng ngón tay để tách màng ối khỏi thành tử cung
- Phá vỡ túi ối: tạo một lỗ nhỏ và làm vỡ túi nước ối nhằm kích thích thai phụ chuyển dạ
- Oxytocin: đây là thuốc giúp tạo nên các cơn có thắt chuyển dạ. Thai phụ sẽ được tiêm loại thuốc này vào tĩnh mạch. Liều lượng sẽ được tăng dần dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ
- Các chất tương tự Prostaglandin: những loại thuốc này sẽ được đặt trong âm đạo của thai phụ với tác dụng làm chín muồi cổ tử cung. Từ đó, mẹ sẽ xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ
- Làm giãn nở cổ tử cung: đây là phương pháp được các bác sĩ sử dụng khá phổ biến khi mẹ quá ngày dự sinh. Bác sĩ sẽ đặt 1 ống thông có gắn quả bong bóng nhỏ vào vị trí cuối cổ tử cung. Nước sẽ được bơm vào quả bóng cho đến khi nó căng lên. Từ đó, tạo áp lực lên cổ tử cung kích thích chuyển dạ
Làm giãn nở cổ tử cung là biện pháp giục sinh đang được các bác sĩ áp dụng phổ biến
Mẹ nên chủ động phòng ngừa thai tới ngày dự sinh mà vẫn chưa sinh
Mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh được hiện tượng tới ngày sinh mà vẫn chưa sinh. Chị em cần phải nhớ chính xác ngày kinh nguyệt đầu tiên của chu kỳ cuối cùng. Ngoài ra, mẹ bầu cần khám thai theo đúng lịch và thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ.
Mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lịch sinh hoạt khoa học. Cần kiểm soát được số cân nặng của thai phụ và cả thai nhi.
Cách tốt nhất để phòng tránh những rủi ro cho cả hai mẹ con khi tới ngày dự sinh mà vẫn chưa sinh là đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa. Chúc các mẹ sớm vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!