Khi được 32 tuần tuổi, thai nhi sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Vậy thai 32 tuần đạp nhiều có an toàn không và mẹ bầu nên làm gì khi bé đạp quá nhiều?
Bài viết sau sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về những biến đổi của bé yêu ở tuần thứ 32. Bé sẽ ra sao ở tuần tuổi này và có những hoạt động nào thường ngày? Điều gì là bình thường và bất thường? Từ đó sẽ giúp chị em hiểu được việc thai 32 tuần mà mình đang trải qua liệu có an toàn hay không.
Thai nhi 32 tuần trông như thế nào?
Ở tuần thứ 32, thai nhi có trọng lượng khoảng 1.7kg và dài khoảng 42,4cm. Chỉ số này được đo từ đỉnh đầu cho tới gót chân của bé. Các cơ quan của bé cũng đã hoàn thiện và sẵn sàng, trừ phổi. Lúc này da của bé không còn trong suốt nữa và chuyển từ màu đỏ sang hồng và mịn hơn.
Ở tuần thứ 32, thai nhi có trọng lượng khoảng 1.7kg và dài khoảng 42,4cm
Bé có thể mở nhắm mắt và điều tiết mắt nếu gặp tác động mạnh từ bên ngoài bụng mẹ. Lớp lông tơ bao phủ toàn bộ cơ thể bé đang rụng dần. Đồng thời lượng chất béo tích tụ dưới da bé vẫn phát triển. Móng chân, móng tay của thai xuất hiện, tóc mọc nhiều hơn. Ở tuần thai này thai nhi có thể biết đi tiểu vào nước ối của mẹ. Thai nhi cũng dần quay đầu xuống phía dưới tử cung.
Ở tuần thứ 32, mẹ cũng sẽ thấy bé hay đạp nhiều, gò lên. Điều này dẫn tới việc đi lại, ngủ nghỉ của mẹ khó khăn hơn. Và mẹ cũng sẽ băn khoăn rằng thai 32 tuần đạp nhiều là có bình thường hay không?
Thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu ở tuần 32
Thai nhi càng lớn thì việc đi lại của mẹ bầu cũng khó khăn hơn. Việc đi đứng, ngồi xuống đứng lên sẽ gặp nhiều trở ngại hơn. Mẹ bầu cũng thường cảm thấy tê các tay chân và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Vì thai nhi đè lên dạ dày làm cho cơ hoành và phổi bị o ép nên mẹ sẽ thấy khó thở hơn.
Thời điểm này, mẹ bầu cũng tăng tiết dịch âm đạo vì thế cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi cũng sẽ tăng đáng kể ở giai đoạn này. Thế nên nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sẽ xuất hiện tình trạng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.
Ở tuần thai này, việc đi đứng, ngồi xuống đứng lên của mẹ bầu cũng khó khăn hơn.
Thai 32 tuần đạp nhiều có sao không?
Trong tam cá nguyệt thứ ba, các cử động của thai nhi trở nên đều đặn hơn. Bởi vì thời điểm này thai nhi đã hình thành thói quen ngủ và thức. Vì tử cung trở nên chật chội hơn so với kích thước của bé. Thế nên bé yêu sẽ có ít chỗ để di chuyển hơn vào cuối thai kỳ. Số lần thai đạp vẫn như nhau khi ở tuần 32 cho tới khi chuyển dạ. Nhưng nếu thai 32 tuần đạp nhiều hơn thì cũng không phải là điều khiến các mẹ bầu lo ngại.
Một số chất kích thích như caffeine và đường có thể khiến thai hoạt động nhiều hơn. Nếu mẹ bầu thường xuyên uống trà, cà phê, hoặc nạp nhiều thức ăn và đồ uống có đường, hãy cố gắng cắt giảm. Chị em tốt nhất nên hạn chế lượng caffein tiêu thụ ở mức 200mg mỗi ngày hoặc ít hơn.
Khi mẹ bầu uống cà phê hay ăn nhiều đồ ăn ngọt, thai nhi sẽ đạp nhiều hơn
Nếu vẫn cảm thấy lo lắng khi thai đạp nhiều thì mẹ bầu có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu ghi lại cử động thai cũng như những gì mà mẹ bầu đang làm. Từ đó kiểm tra xem nguyên nhân thai đạp nhiều và có bất thường hay không. Nếu nhận thấy có vấn đề, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu siêu âm để kiểm tra thêm.
Lưu ý về chuyển dạ sinh non
Khi ở tuần thai này, ngoài cử động thai, mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu khác. Vì có khi đó là những dấu hiệu cảnh báo sinh non. Đơn cử như hiện tượng chuột rút hoặc xuất hiện các cơn co thắt thường xuyên. Lưu ý là các cơn co thắt này nhiều hơn 4 lần/giờ. Chúng không mất đi khi mẹ bầu thay đổi tư thế.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn cảm thấy thắt lưng bị đau và áp lực lên khung chậu. Tệ hơn nữa là tình trạng tiết dịch âm đạo, đó có thể là máu hoặc nước ối. Đây là các dấu hiệu nhận biết khả năng sinh non cao mà mẹ cần hết sức lưu ý.
Việc sinh non có thể gây ra các biến chứng sức khỏe cho bé. Ví dụ như cân nặng khi sinh thấp, các cơ quan kém phát triển, khó thở. Ngoài ra, bé sinh non có thể còn mắc các vấn đề về thị giác và thính giác. Chưa kể khả năng bé bị khuyết tật cũng cao hơn.
Nếu không an tâm về tình trạng thai đạp nhiều, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ tư vấn
Thai 32 tuần tuổi đã bước sang tháng cuối cùng của thai kỳ. Lúc này mẹ phải sẵn sàng có thể trở dạ đau đẻ bất kỳ lúc nào. Thế nên mẹ bầu phải chuẩn bị sẵn đồ đi sinh và tâm lý đi đẻ ngay từ tuần 32.
Thay lời kết
Thường thì thai ở tuần 32 sẽ đạp ít hơn so với tuần tuổi thai trước. Nguyên nhân là do thai nhi đã lớn và diện tích tử cung không đủ, rộng để bé đạp nhiều. Nhưng khi bé đạp nhiều báo hiệu thai nhi đang rất khỏe, ổn định nên mẹ không phải lo lắng về vấn đề này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!