X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Khám thai tuần 32 – Các chỉ số quan trọng của bé mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Mất 8 phút để đọc
Khám thai tuần 32 – Các chỉ số quan trọng của bé mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Tại thời điểm siêu âm này, bác sỹ có thể đưa ra được các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai. Nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung bị phát triển chậm.

Khám thai tuần 32 là thời điểm quan trọng để các bác sĩ có thể phát hiện dị tật của bé bằng kết quả siêu âm. Bác sĩ cũng sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung bị phát triển chậm. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Khám thai tuần 32 để làm gì?
  • Chỉ số thai 32 tuần mẹ bầu cần nắm vững
  • Khám thai tuần 32 cần kiểm tra những gì?
  • Lời khuyên cho mẹ bầu trong lần khám thai này

Khám thai tuần 32 để làm gì?

Bước sang tuần thứ 32, em bé trong bụng thường có cân nặng khoảng từ 1,5 đến 1,8 kg. Bộ não và xương hộp sọ lớn và cứng cáp hơn giai đoạn trước rất nhiều. Chân, tay phát triển rõ rệt, bé có đủ móng chân, móng tay, lông mi, lông mày và tóc. Da nhẵn dần, lông tơ rụng bớt, mỡ dưới da dày lên. Đa số các bé ở thời điểm này đã có chiều dài khoảng 42 cm.

Chính vì vậy, khám thai tuần 32 là thời điểm quan trọng để các bác sĩ có thể phát hiện dị tật của bé bằng kết quả siêu âm. Tại lần khám thai tuần thứ 32 này, bác sĩ sẽ khảo sát kỹ hơn các dị tật bất thường xảy ra muộn mà những lần khám thai, siêu âm trước đó không thể phát hiện ra được. Đặc biệt là các vấn đề ở tim, mạch, cấu trúc não bộ.

kham-thai-32-tuan

Khám thai ở tuần 32 sẽ đánh giá được sức khỏe của thai nhi và các nguy cơ có thể xảy ra (Ảnh: istockphoto)

Tại thời điểm siêu âm này, bác sỹ có thể đưa ra được các kết luận chính xác về sự phát triển của thai nhi, tốc độ phát triển so với tuổi thai nhằm có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu thai trong tử cung bị phát triển chậm. Từ đó, phòng tránh được các nguyên nhân gây suy thai, ngạt sau đẻ và giúp mẹ bầu xác định được ngày sinh bé cụ thể và chính xác hơn.

Đừng bỏ lỡ:

Mẹ phải làm sao khi thai nhi 32 tuần ngôi chưa thuận?

Chỉ số thai 32 tuần mẹ bầu cần nắm vững

Chỉ số thai nhi 32 tuần+0

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 74-87mm, trung bình 81mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 56-68mm, trung bình 61mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 256-310mm, trung bình 283mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 284-318mm, trung bình 301mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1621-2285g, trung bình 1953g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+1

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 75-87mm, trung bình 81mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 56-68mm, trung bình 61mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 256-316mm, trung bình 286mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 285-319mm, trung bình 302mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1646-2320g, trung bình 1983g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+2

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 76-88mm, trung bình 82mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 57-69mm, trung bình 62mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 255-320mm, trung bình 288mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 286-320mm, trung bình 303mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1670-2355g, trung bình 2013g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+3

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 76-88mm, trung bình 82mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 57-69mm, trung bình 62mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 255-325mm, trung bình 290mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 287-321mm, trung bình 304mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1695-2390g, trung bình 2043g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+4

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 76-88mm, trung bình 82mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 57-69mm, trung bình 62mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 255-329mm, trung bình 292mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 287-323mm, trung bình 305mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1720-2425g, trung bình 2072g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+5

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 77-88mm, trung bình 82mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 57-68mm, trung bình 62mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 255-334mm, trung bình 294mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 288-324mm, trung bình 306mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1745-2460g, trung bình 2102g.

Chỉ số thai nhi 32 tuần+6

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 77-89mm, trung bình 83mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 58-70mm, trung bình 63mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 254-339mm, trung bình 297mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 287-325mm, trung bình 307mm
  • Cân nặng ước tính (EFW): 1769-2495g, trung bình 2132g.
kham-thai-32-tuan

Các chỉ số thai nhi 32 tuần tuổi có thể đạt được (Ảnh: istockphoto)

Đừng bỏ lỡ:

Những bí quyết giúp thai nhi 32 tuần phát triển tốt mẹ cần biết

Khám thai tuần 32 cần kiểm tra những gì?

Quan trọng nhất là siêu âm. Thông thường, khám thai mốc 32 tuần này, các bác sỹ thường chỉ định các mẹ bầu siêu âm 4D nhằm đưa ra được hình ảnh chính xác nhất về em bé.

Ngoài ra, mẹ sẽ được bác sỹ khám tuỳ theo thể trạng và nhu cầu cụ thể của mẹ bầu:

  • Đo cân nặng, huyết áp nhằm đưa ra nhận định tổng quát nhất về sức khỏe hiện tại.
  • Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 11 thông số để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ.
  • Xét nghiệm máu – Đối với một số mẹ bầu có cân nặng vượt quá nhiều so với mức tăng thông thường.
  • Đo lượng đạm và đường trong nước tiểu.
  • Đo nhịp tim của thai nhi.
  • Kiểm tra kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm giác từ bên ngoài).
  • Đo chiều cao từ đáy tử cung.
  • Kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và chân.
  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.
  • Khảo sát lượng nước ối nhiều hay ít, chất lượng, đặc điểm của nước ối (đục hay trong).
  • Kiểm tra sự lưu thông máu trong dây rốn để khẳng định sự phát triển bình thường của em bé trong bào thai.
kham-thai-32-tuan

Khám thai ở tuần thứ 32 sẽ giúp bác sĩ đánh giá được các nguy cơ có thể xảy ra (Ảnh: istockphoto)

Lời khuyên cho mẹ bầu trong lần khám thai này

Thai phụ sẽ lên từ 1,3 – 1,8kg trong tháng này. Tăng khoảng 450g/tuần là hoàn toàn bình thường trong 3 tháng cuối thai kỳ vì bé đang vào giai đoạn tăng trưởng gấp rút mà.

  • Mẹ bầu có cảm giác đau lưng? Hãy quỳ gối trong tư thế bò, lưng thẳng để thai nhi rời khỏi lưng mẹ, lưng sẽ bớt đau rất nhiều. Tuyệt đối không mang vác nặng vì có thể ảnh hưởng tới các dây chằng.
  • Nếu thai phụ và gia đình cảm thấy lo lắng vào những ngày này thì có thể tham dự một lớp tiền sinh cũng như lớp luyện thở.
  • Hãy tự tạo niềm vui cho bản thân bằng cách tự mình lên danh sách những thứ cần thiết phải mua cho con và cùng chồng đi mua sắm. Việc này sẽ giúp mẹ cảm thấy hạnh phúc và hạn chế tối đa tình trạng stress hay trầm cảm khi mang thai.
  • Khi ngồi, mẹ nên gác bàn chân lên cao. Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Lúc này, kích thước vòng bụng đã to hơn nhiều khiến tầm nhìn dưới chân bạn bị hạn chế. Vì vậy, mọi di chuyển nên thật cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
  • Khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai:

Theo BSCK II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, tử cung ở tuần thai này đang đẩy lên gần cơ hoành, thai nhi cũng cần lượng oxy cao hơn, khiến mẹ có cảm giác khó thở. Mẹ hãy chú ý:

  • Làm việc chậm lại, đừng cố nhiều sức khi hoạt động.
  • Khi ngồi cần giữ vai thẳng, làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi.
  • Khi nằm ngủ có thể kê một vài chiếc gối
  • Cố gắng hít thở: Sau khi bé chào đời, tình trạng này sẽ chấm dứt.

Ngoài ra, nếu mẹ có thể cảm nhận trên 6 cơ con thắt trong vòng 1h đồng hồ , mỗi cơn co kéo dài khoảng 30-45 giây thì hãy tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhất là khi tình trạng này xảy ra có xuất hiện thêm hiện tượng chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội,… thì khả năng cao là bé bị sinh non. (Thai đạp nhiều hay đạp ít, dưới 10 cử động trong vòng 2h).

Nếu mẹ bầu thấy hay đau đầu; sốt; mệt mỏi, khó thở, tức ngực, ngất,… thì đó cũng là những triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần tới viện khám ngay.

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Nguồn thông tin: Sự phát triển của thai nhi tuần 32 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

  • Thai 33 tuần – Mẹ bầu và những thay đổi rõ rệt!
  • Thai nhi 32 tuần ngôi chưa thuận – Mẹ phải làm sao?
  • 5 bí quyết để thai nhi 34 tuần tuổi phát triển tăng tốc, không bị sinh non

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Thời kỳ mang thai
  • /
  • Khám thai tuần 32 – Các chỉ số quan trọng của bé mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it