Thai 31 tuần nặng 2kg là bình thường hay bất thường? Dựa vào bảng chỉ số thai nhi tuần này, mẹ sẽ thấy rằng đây là cân nặng đạt chuẩn của em bé tuần thứ 31.
Các chỉ số cân nặng của em bé 31 tuần
Tuần thai thứ 31 là một trong những thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của em bé.
Nhìn chung giờ đây bé đã dài hơn 40,6cm và nặng khoảng 1,5kg, có kích thước khoảng bằng 1 trái dừa. Chỉ trong một vài tuần nữa thôi là cân nặng của thai nhi sẽ đạt đến mức tối đa, chuẩn bị cho quá trình chào đời sắp tới của con.
Mặc dù vậy, tùy theo thể chất, dinh dưỡng của người mẹ mà đôi khi số cân nặng này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn mức trung bình.
Để tiện đánh giá tình hình sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu nên tham khảo bảng chỉ số phát triển của em bé qua từng ngày trong tuần thứ 31 này như sau:
Chỉ số thai 31 tuần+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 72-84 mm, trung bình 78mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-65mm, trung bình 59mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 245-311mm, trung bình 278mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 276-310mm, trung bình 293mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1453-2049g, trung bình 1751g
Chỉ số thai 31 tuần+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 78mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55- 66mm, trung bình 59mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 247-311mm, trung bình 279mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 277-311mm, trung bình 294mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1477-2083g, trung bình 1780g
Chỉ số thai 31 tuần+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 79mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-66mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 248-311mm, trung bình 279mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 278-312mm, trung bình 295mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1501-2116g, trung bình 1809g
Chỉ số thai 31 tuần+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 79mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-66mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 250-311mm, trung bình 280mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 279-313mm, trung bình 296mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1525-2150g, trung bình 1838g
Chỉ số thai 31 tuần+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 74-86mm, trung bình 80mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-67mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 253-310mm, trung bình 281mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 281-315mm, trung bình 298mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1549-2184g, trung bình 1866g
Chỉ số thai 31 tuần+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 74-86mm, trung bình 80mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-67mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 253-310mm, trung bình 282mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 282-316mm, trung bình 299mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1573-2218g, trung bình 1895g
Chỉ số thai 31 tuần+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 75-87mm, trung bình 81mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-68mm, trung bình 61mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 254-310mm, trung bình 282mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 283-317mm, trung bình 300mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1597-2251g, trung bình 1924g
Nếu các chỉ số nằm ngoài giới hạn trong bảng trên thì mẹ bầu cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời cũng như xét nghiệm thêm về các yếu tố rủi ro đối với thai nhi.
Thai 31 tuần nặng 2kg là bình thường hay bất thường?
Dựa vào bảng chỉ số nói trên, mẹ có thể nhận thấy rằng, thai nhi 31 tuần nặng 2kg được xem là đạt mức trung bình chuẩn.
Nếu xét về mặt cân nặng thì bé đang phát triển tốt. Tuy nhiên để đánh giá sự phát triển của một thai nhi, ngoài yếu tố cân nặng, bác sĩ còn cần dựa vào các chỉ số khác (như trong bảng trên), bao gồm chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, lượng nước ối, … Tất cả các chỉ số này sẽ được xem xét trong quá trình mẹ đi siêu âm.
Siêu âm thai nhi tuần này và những điều mẹ bầu cần lưu ý
Theo các bác sĩ sản khoa, 31 tuần là mốc cuối cùng trong 3 mốc siêu âm 3D, 4D quan trọng để khảo sát thêm một lần nữa tình trạng của thai nhi.
Lần này, bác sĩ sẽ khảo sát một số bất thường xảy ra muộn mà những lần trước không thấy như ở tim, mạch và ở cấu trúc não.
Ngoài ra, siêu âm cũng giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi có phù hợp với tuổi hay không, kịp thời phát hiện tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung, một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ, đồng thời xác định cụ thể hơn ngày sinh.
Do đó, nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng về cân nặng em bé của mình, hãy đặt câu hỏi và nhờ bác sĩ kiểm tra cụ thể trong lần siêu âm này để đảm bảo rằng bé đang phát triển tốt.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!