Thai 31 tuần sẽ có mức cân nặng trung bình từ 1751g – 1924 gr. Các chỉ số thai nhi theo tuần như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi đầu… đều rất quan trọng. Sau đây là một số thông tin cần thiết mẹ bầu nên nắm rõ trước khi đến gặp bác sĩ:
- Các chỉ số thai nhi 31 tuần
- Mốc phát triển và cân nặng hợp lý
- Những thay đổi của em bé 31 tuần tuổi
- Thai gò nhiều ở tuần 31 – Liệu đây có phải là dấu hiệu mẹ bầu sẽ sinh non?
- Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?
Các chỉ số mẹ cần nắm vững vào tuần thai 31
Sau khi hạnh phúc với những dấu hiệu có thai đầu tiên dễ nhận biết thì bạn sẽ bất ngờ với sự phát triển của bé từng ngày trong bụng mẹ. Bởi chỉ số cân nặng em bé ở trong tuần sẽ tăng lên khá nhanh và thay đổi nhanh chóng.
Các chỉ số thai nhi tuần 31 bao gồm 6 chỉ số quan trọng mà mẹ cần hiểu rõ, để ước lượng và dự đoán về tình hình sức khỏe của thai nhi bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân.
- (Ảnh: istockphoto)
Các chỉ số trong bảng cân nặng thai nhi sẽ được tính toán dựa trên số tuần tuổi cộng với xê dịch từ 0-6 ngày.
Chỉ số thai 31 tuần+0
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 72-84 mm, trung bình 78mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-65mm, trung bình 59mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 245-311mm, trung bình 278mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 276-310mm, trung bình 293mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1453-2049g, trung bình 1751g
Chỉ số thai 31 tuần+1
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 78mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55- 66mm, trung bình 59mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 247-311mm, trung bình 279mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 277-311mm, trung bình 294mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1477-2083g, trung bình 1780g
Chỉ số thai 31 tuần+2
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 79mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-66mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 248-311mm, trung bình 279mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 278-312mm, trung bình 295mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1501-2116g, trung bình 1809g
Chỉ số thai 31 tuần+3
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 73-85 mm, trung bình 79mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 55-66mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 250-311mm, trung bình 280mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 279-313mm, trung bình 296mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1525-2150g, trung bình 1838g
Chỉ số thai 31 tuần+4
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 74-86mm, trung bình 80mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-67mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 253-310mm, trung bình 281mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 281-315mm, trung bình 298mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1549-2184g, trung bình 1866g
Chỉ số thai 31 tuần+5
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 74-86mm, trung bình 80mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-67mm, trung bình 60mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 253-310mm, trung bình 282mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 282-316mm, trung bình 299mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1573-2218g, trung bình 1895g
Chỉ số thai 31 tuần+6
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 75-87mm, trung bình 81mm
- Chiều dài xương đùi (FL): 56-68mm, trung bình 61mm
- Chu vi vòng bụng (AC): 254-310mm, trung bình 282mm
- Chu vi vòng đầu (HC): 283-317mm, trung bình 300mm
- Cân nặng ước tính (EFW): 1597-2251g, trung bình 1924g
Nếu các chỉ số nằm ngoài giới hạn trong bảng cân nặng thai nhi trên thì mẹ bầu cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để có cách khắc phục kịp thời cũng như xét nghiệm thêm về các yếu tố rủi ro đối với thai nhi.
Các mốc phát triển và cân nặng hợp lý của thai nhi 31 tuần
Vào tuần thai thứ 31 này, em bé của mẹ đã có chiều dài tương đương với một quả dừa, nghĩa là bé đã khá lớn. Giờ đây, bé đã hoàn toàn biết nuốt nước ối, phân biệt được ánh sáng ngày đêm và thậm chí là mút ngón tay một cách ngon lành trong bụng mẹ.
Khi thai nhi được 31 tuần tuổi, bé sẽ tăng cân bằng cách tích tụ lớp mỡ dưới da. Lớp lông nhung bao phủ phía ngoài cũng rụng dần giúp bề mặt da cũng dần mượt mà. Bên cạnh đó, việc tứ chi đã hoàn thiện giúp thai nhi trở nên “năng động hơn”.
Thai nhi sẽ rất thích thú khi làm quen với việc điều kiến tứ chi nên mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy nhiều hơn. Ngoài ra, vị trí thai nhi cũng sẽ có một vài thay đổi như thai sẽ nằm dọc với đầu hướng xuống, chân hướng về khoang ngực của mẹ và thai ở ngôi chỏm.
- Tuần thứ 31 thai nhi đã phát triển tương đổi to bên trong bụng mẹ (Ảnh: istockphoto)
Các mẹ thường thắc mắc: Thai 31 tuần bao nhiêu kg? Từ bảng chỉ số nói trên, mẹ có thể thấy rằng, một thai nhi ở tuần 31 cần đạt được trọng lượng trung bình là 1,5kg. Nếu bé có nhẹ hơn con số này, thì mẹ cũng đừng quá căng thẳng. Bé vẫn còn nhiều tuần để tăng tốc cán đích cân nặng đạt chuẩn trong thời gian tới.
Những thay đổi của em bé 31 tuần tuổi
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Khi bước sang tuần thứ 31 của thai kỳ, lúc này mẹ đã đi được 2/3 hành trình mang thai và chỉ còn lại một khoảng thời gian ngắn trước khi bước vào giai đoạn sinh nở. Cũng vào thời gian này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn chỉnh về các bộ phận cơ thể nên thai nhi sẽ tương đối nặng cân từ đó gây áp lực lên cổ tử cung và các cơ quan khác khiến mẹ thường xuyên gặp các cơn đau bụng khó chịu trong khoảng thời gian này.
- Hình ảnh thai 31 tuần (Ảnh: istockphoto)
Khi mẹ nhìn trên hình ảnh siêu âm ở tuần thai này, khuôn mặt của bé khi chào đời sẽ không có gì khác biệt với lúc này. Mẹ sẽ thấy rõ khuôn mặt và các biểu cảm của bé, cũng như các chi và cử động chi. Đặc biệt lúc này cả 5 giác quan của bé đều đã hoàn thiện. Thân hình Bé đã cân đối và đầy đặn hơn rất nhiều. Bé cũng đã có thể quay đầu sang trái, phải và cựa quậy không yên trong bụng mẹ.
Ngoài ra, phổi của bé đã hoàn thiện và bé lớn tương đương với một quả dừa xiêm, dài khoảng 41.2 cm. Điều tuyệt vời hơn nữa là bé đã nhìn và phân biệt sáng tối khá tốt rồi!
Thai gò nhiều ở tuần 31 – Liệu đây có phải là dấu hiệu mẹ bầu sẽ sinh non?
Các cơn gò (bụng cứng lên như em bé đang gồng mình rồi lại trở về trạng thái cũ) sẽ xuất hiện nhiều hơn từ tuần thứ 30 trở đi. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường cho thấy tử cung đang luyện tập để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Các cơn gò được xem là bình thường nếu chỉ diễn ra trong vòng 30 giây-không quá 2 phút. Thường khi thấy cơn gò như vậy, mẹ bầu nên ngồi xuống nghỉ ngơi, từ từ thay đổi tư thế một lúc là sẽ hết.
Nhưng trường hợp mẹ bầu thấy cơn gò kéo dài (hơn 2 phút), tần suất nhiều lên, kèm hiện tượng đau bụng, ra máu thì đây chính là dấu hiệu nguy hiểm, có thể mẹ sẽ bị sinh non. Mẹ cần nhập viện ngay và thông báo để bác sĩ kiểm tra tình hình, giúp em bé tiếp tục quá trình phát triển, tránh nguy cơ bị sinh thiếu tháng.
- Thai gò nhiều ở tuần 31 mẹ cần lưu ý các dấu hiệu (Ảnh: istockphoto)
Thai nhi 31 tuần đã quay đầu chưa?
Mỗi một em bé sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau. Đây là tư thế thai nhi chúc xuống dưới xương chậu để có thể chào đời dễ dàng trong quá trình mẹ chuyển dạ.
Bé thường sẽ quay đầu từ tuần thứ 29-35. Với mẹ mang thai lần 2 có thể sẽ muộn hơn (tầm tuần 36 hoặc 37). Nếu con vẫn ở ngôi thai ngược cho đến gần thời điểm dự sinh và cân nặng quá lớn thì mẹ sẽ được tư vấn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Khi thai 31 tuần cũng là lúc mẹ đã sắp cán đích. Chịu khó thêm một chút nữa và chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé thật tốt để đón chào ngày dự sinh sắp tới thật hoàn hảo nào!
Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 31 – Vinmec.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!