Thai 10 tuần đo độ mờ da gáy được chưa? Là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi có con lần đầu. Theo các chuyên gia, thời gian và kĩ thuật đo là yếu tố quyết đinh việc siêu âm độ mờ da gáy có kết quả chính xác hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho vấn đề này. Hãy theo dõi cùng theAsianparent để chuẩn bị cho hành trình làm bố mẹ sắp tới nhé!
Siêu âm đo độ mờ da gáy là gì?
Đo độ mờ da gáy (Nuchal Traslucency – NT) là kỹ thuật siêu âm kiểm tra vùng da gáy của thai nhi để chẩn đoán sớm hội chứng Down. Theo đó, những đứa trẻ mắc hội chứng Down sẽ có lượng chất lỏng dưới da gáy dày hơn so với một thai nhi khoẻ mạnh, bình thường.
Lớp dịch dưới da gáy của thai nhi sẽ tiết lộ trẻ có mắc hội chứng Down hay không
Nếu kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy có sự bất thường. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành thêm các xét nghiệm khác như: chọc dò ối, chọc cuống rốn,… Để biết chính xác liệu trẻ có bị Down hay không và tiếp tục tìm ra nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi.
Thai 10 tuần đo độ mờ da gáy được chưa?
Thông thường siêu âm đo độ mờ da gáy nên thực hiện từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ. Do đó, nếu siêu âm ở tuần thứ 10 sẽ không chính xác vì thai nhi còn quá nhỏ. Ngược lại, sau tuần thứ 14 da gáy sẽ trở về bình thường. Nếu thực hiện siêu âm vào thời điểm này thì việc đo độ mờ da gáy không có ý nghĩa.
Vì vậy việc siêu âm đo độ dày da gáy tốt nhất nên thực hiện từ tuần 11 – 13 của thai kỳ. Đây là mốc thời gian quan trọng, mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua!
Tuần 11 – 13 thai kỳ là mốc thời gian quan trọng để siêu âm đo độ mờ da gáy
Độ mờ da gáy của thai nhi bao nhiêu là bình thường?
Sau khi tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Kết quả nhận được sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng đến 75% căn cứ theo độ dày da gáy của tuần thai kỳ. Từ đó phát hiện bệnh Down và nhiễm sắc thể bất thường ở trẻ. Theo đó độ mờ da gáy của thai sẽ được tính như sau:
- Từ tuần thứ 11 của thai kỳ, độ mờ da gáy an toàn sẽ đạt 2mm
- Thai nhi 12 tuần tuổi có độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm
- Tuần 13 của thai kỳ, độ mờ da gáy an toàn là 2,8mm
- Chỉ số nguy hiểm >=3mm. Lúc này nguy cơ bị down ở trẻ là 30%
Kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy
Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện như phương pháp siêu âm thông thường. Nhưng đôi khi sẽ tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ để có kết quả chính xác. Quá trình thực hiện sẽ không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và bé.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số trường hợp cho kết quả bất thường nhưng bào thai lại bình thường. Như vậy có khoảng 1/20 hoặc 1/25 người mẹ có kết luận “Có nguy cơ” vẫn sinh con khoẻ mạnh. Vì thế, các mẹ đừng quá hoang mang, lo lắng nếu bác sĩ thông báo kết quả không tốt. Vì đó có thể chưa phải là kết luận cuối cùng.
Mẹ không nên quá hoang mang khi nhận kết quả không tốt, hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ
Do đó, từ kết quả siêu âm các sản phụ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm khác như chọc dò ối hoặc CVS. Cùng với xét nghiệm máu nhằm đo mực HCG và protein PAPP-A. Để tiếp tục phát hiện bệnh Down và tìm ra bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi. Khi đó, việc chẩn đoán hội chứng Down ở bé có thể chính xác đến 90%. Đây được gọi là kỹ thuật kết hợp siêu âm đo độ mờ da gáy.
Lưu ý các nguyên nhân gây ra bệnh Down để phòng ngừa
Theo các chuyên gia, các tác nhân bên dưới là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng Down ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể lưu ý những điều này để đề phòng và nên chuẩn bị tốt nhất để sinh con thật khoẻ mạnh.
- Người mẹ mang thai ở tuổi cao, trên 35 tuổi rất dễ sinh con mắc hội chứng Down
- Trước đó mẹ bầu có tiền sử thai chết lưu không rõ nguyên nhân. Hoặc do di truyền từ phía gia đình 2 bên có người bị dị tật, tâm thần
- Nếu bố hoặc mẹ thường xuyên làm việc hoặc tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại
- Mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hoặc trong quá trình mang thai sử dụng thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tới thai nhi
Kết luận
Trở thành cha mẹ là điều hạnh phúc nhất đối với chúng ta. Tuy nhiên nếu sau khi xét nghiệm kết qua cho thấy trẻ bị Down thì bạn không nên quá lo lắng. Hãy lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để đi đến quyết định tốt nhất cho cả mẹ và con. Hy vọng rằng bạn sẽ nắm được những thông tin bổ ích về vấn đề này từ bài viết!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!