Nên sinh mổ hay sinh thường? Đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi giữa các mẹ bầu trên nhiều diễn đàn. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn phương pháp sinh nào phải phụ thuộc vào thể trạng của mẹ và bé mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
- Sinh mổ có phổ biến trên thế giới không
- Khi nào mẹ bầu được chỉ định mổ lấy thai
- Sinh mổ lợi hay hại – Ưu điểm của sinh mổ
- Nhược điểm của sinh mổ
- Có phải người mẹ đã sinh mổ thì các lần sau cũng phải sinh mổ
Sinh mổ có phổ biến trên thế giới không
Nên sinh mổ hay sinh thường? (Nguồn ảnh: Dantri)
Thực tế thì nhu cầu sinh mổ hiện nay trên thế giới ngày càng nhiều. Hầu hết các nước ở châu Âu, châu Á và châu Mỹ, cứ 4 trẻ sơ sinh thì 1 trẻ ra đời bằng phương pháp sinh mổ. Ở Đức, tỉ lệ này là 1/3 và thậm chí ở Bra-xin là ½. Ngược lại, tỉ lệ sinh mổ lại rất thấp ở các nước châu Phi cận Sahara. Đặc biệt là rất thấp ở Ni-giê, Ê-ti-ô-pi-a, Buốc-ki-na Pha-sô và Ma-đa-gát-xca. Ở các nước này tỉ lệ sinh mổ chỉ là 2%.
Thực tế tại nước Mỹ cho thấy, phần lớn các bà mẹ đều lựa chọn phương pháp sinh mổ thay vì đẻ tự nhiên, ngay cả khi không thực sự cần thiết. Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh của Mỹ, có khoảng 1/3 trẻ em của quốc gia này được chào đời bằng phương pháp sinh mổ. Tỉ lệ này gia tăng theo các năm, từ 20% ở những năm 2000 và đến hiện nay là trên 32%.
Mẹ có thể quan tâm:
Chia sẻ chi tiết kinh nghiệm sinh mổ ở bệnh viện Việt Nhật Hà Nội
Khi nào mẹ bầu được chỉ định mổ lấy thai
Bác sĩ Chuyên khoa I Lê Thị Phương – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết “Thông thường, nếu mẹ bầu có thai kỳ ổn định, thai nhi phát triển bình thường thì bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp sinh thường nhiều lợi ích cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì vậy mà cứng nhắc lựa chọn phương pháp sinh thường, hãy tuân theo sự chỉ định của bác sĩ theo dõi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé”.
- Khung chậu bất thường.
- Đường ra của thai bị cản trở: nhau tiền đạo, u tiền đạo…
- Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
- Sức khỏe người mẹ không bảo đảm.
- Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được.
- Biện pháp giục sinh không có kết quả.
Còn lại đa số trường hợp, muốn biết sinh mổ hay sinh thường phải chờ vào giai đoạn chuyển dạ mới đánh giá được. Những chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ có thể do một tình huống cấp cứu, do một tiến triển bất thường của chuyển dạ hoặc nguyên nhân bệnh lý nào đó chưa được phát hiện trong thời kỳ trước chuyển dạ, lúc này mới lộ ra.
Sinh mổ lợi hay hại – Ưu điểm của sinh mổ
Đối với mẹ:
Nên sinh mổ hay sinh thường? Nếu sinh mổ, mẹ bầu có thể được lên kế hoạch trước, giúp ít đau đớn. Thậm chí còn ít phức tạp và thuận tiện hơn nhiều giờ so với những ca sinh thường kéo dài. Chỉ sau 30 phút lên bàn sinh là mẹ bầu có thể nhìn thấy con mình.
Đối với trẻ:
- Sinh mổ sẽ giúp em bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương. Đặc biệt trong trường hợp thai nhi có kích thước lớn.
- Phương pháp này dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm. Vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh chóng.
Thời gian hồi phục khi sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Mẹ có thể quan tâm:
Quy trình sinh mổ và 10 điều trong phòng sinh mổ mẹ nên chuẩn bị tinh thần
Nhược điểm của sinh mổ
Đối với mẹ:
- Nên sinh mổ hay sinh thường? Thời gian hồi phục khi sinh mổ kéo dài hơn so với sinh thường. Mẹ bầu phải ở lại bệnh viện lâu hơn (trung bình khoảng 2-4 ngày) so với phụ nữ sinh thường.
- Việc chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh cũng phức tạp hơn so với sinh thường. Vết mổ âm ỉ kéo dài và cần thời gian để hồi phục.
- Khi sinh mổ, các mẹ sẽ mất nhiều máu và dễ bị nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, đường ruột có thể bị thương trong quá trình phẫu thuật.
- Mẹ sinh mổ cho con bú muộn hơn so với phụ nữ sinh thường.
- Theo một nghiên cứu của Pháp, phụ nữ sinh con lần thứ 3 bằng phương pháp sinh mổ dễ tử vong hơn sinh thường. Bởi vì có khả năng nhiễm trùng hoặc biến chứng trong quá trình phẫu thuật cao hơn.
- Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung.
Đối với trẻ:
- Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp vấn đề về đường hô hấp hoặc khả năng miễn dịch yếu. Do không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi như sinh thường.
- Bé có thể chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
- Khi sinh mổ sữa mẹ về chậm hơn, nên trẻ sinh mổ lâu được hưởng nguồn sữa non từ mẹ hoặc phải dùng hoàn toàn sữa công thức.
Vết mổ âm ỉ kéo dài và cần thời gian để hồi phục (Nguồn ảnh: Dantri)
Có phải người mẹ đã sinh mổ thì các lần sau cũng phải sinh mổ
Một trong những lí do dẫn đến nhiều nước có tỉ lệ sinh mổ cao là do phương châm “đã sinh mổ thì mãi mãi phải sinh mổ”. Ngay cả khi bà mẹ mang thai không có biến chứng gì.
Trên thực tế, sẹo do sinh mổ lần trước có thể bị rách trong quá trình sinh thường lần sau. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm xảy ra. Nếu thời gian giữa 2 lần người mẹ mang thai là từ 2 năm trở lên thì nguy cơ bục sẹo mổ đẻ chưa đến 1%.
Trong thời gian mang thai, cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh thì hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp sinh thường. Cho dù lần sinh trước là mổ đẻ, thậm chí kể cả lần sinh sau này là sinh đôi hoặc ngôi ngược, chỉ cần có đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn vững là được.
Vậy là mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi sinh mổ hay hại qua bài viết này rồi. Hy vọng mẹ sẽ đưa ra được quyết định sáng suốt để chào đón bé yêu khoẻ mạnh ra đời.
Nguồn tham khảo: Cân nhắc giữa sinh mổ và sinh thường – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!