Sau sinh, có những loại thức ăn rất tốt cho cơ thể mẹ. Cũng có những loại gây hại. Chắc hẳn rất nhiều mẹ băn khoăn, sinh mổ có được ăn khoai lang không?
Khoai lang là một trong những món khoái khẩu của phụ nữ. Thời tiết lạnh mà được cầm miếng khoai nóng hổi thì còn gì bằng. Nhưng quan trọng, đấy là trước khi sinh. Còn sau khi sinh, sự việc có khác hay không?
Hãy cùng TheAsianParent tìm hiểu xem?
Khoai lang có tốt không?
Khoai lang là loại củ còn có tên gọi khác là cam thử, phiên thử. Loại củ này có tính bình được sử dụng để bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận đồng thời khi ăn khoai lang giúp tiêu viêm, thanh can, lợi mật…
Thậm chí khoai lang còn là vị thuốc phòng điều trị các bệnh như vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú…
Thức ăn được nhiều phụ nữ ưa thích
Ở nước ta, khoai lang gần như là một nguồn thức ăn quen thuộc. Tỉnh nào cũng có, mùa nào cũng có. Dễ dàng mua bất cứ nơi đâu.
Chúng ta có thể ăn khoai lang hàng ngày. Cả trẻ em, người già, phụ nữ và cả đàn ông. Khoai lang ít khi gây tác dụng phụ nào trừ khi chúng ta ăn quá nhiều.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang rất giàu beta-carotene – một hợp chất thực vật được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Cần thiết cho sự tăng trưởng của hầu hết các tế bào và mô. Thành phần này cũng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Theo các chuyên gia, mẹ bỉm sữa sau sinh cần bổ sung nhiều vitamin A nhưng nên tránh sử dụng nguồn vitamin A từ động vật bởi có thể gây độc tính khi ăn quá nhiều.
Do đó, beta-carotene trong khoai lang có thể được coi là nguồn vitamin A rất quan trọng đối với sản phụ sau sinh. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều các khoáng chất quan trọng khác.
Khoai lang chứa nhiều giá trị dinh dưỡng
Theo thống kê, 200g khoai lang bao gồm các khoáng chất sau:
- Lượng calo: 180
- Carbs: 41,4 gram
- Protein: 4 gram
- Chất béo: 0,3 gram
- Chất xơ: 6,6 gram
- Vitamin A: 769% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin C: 65% của DV
- Magna: 50% của DV
- Vitamin B6: 29% DV
- Kali: 27% DV
- Axit pantothenic: 18% của DV
- Đồng: 16% của DV
- Niacin: 15% của DV
Đặc biệt, khoai lang rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do có hại. Các gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể làm hỏng DNA và kích hoạt tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trong cơ thể.
Ngoài ra, sự phát triển của các gốc tự do còn liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa.
Sinh mổ có được ăn khoai lang không? Có bị mưng vết mổ không?
Đây là câu hỏi nhiều mẹ sau sinh mổ thắc mắc. Nhiều người lo ngại rằng, việc ăn khoai có thể làm dày vết mổ. Sau này, nếu không chữa trị kịp thời, vết mổ có thể ngày càng lớn, gây mất thẩm mỹ.
Ăn khoai lang không khiến mưng vết mổ
Tuy nhiên các mẹ hãy yên tâm rằng bổ sung khoai lang sau sinh là điều rất cần thiết. Đặc biệt trong khoai lang có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như vitamin A, B, C và các chất chống oxy hóa giúp vết sẹo không bị sưng tấy hay mưng mủ.
Ngoài ra, còn rất nhiều những ích lợi trực tiếp khác từ khoai lang.
Kích thích hệ miễn dịch
Khoai lang chứa một lượng lớn vitamin C. Do đó, chúng có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cả mẹ và bé. Đây là yếu tố quan trọng bởi sau sinh mổ, hệ miễn dịch của các mẹ bị suy giảm khá nhiều, có thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, cảm lạnh,… Ăn khoai lang có thể bảo vệ cơ thể mẹ tránh khỏi các bệnh này.
Tăng cường sức khỏe xương, có lợi cho tim
Do chứa một nguồn vitamin D dồi dào nên khoai lang giúp xương chắc khỏe và có lợi cho sức khỏe tim mạch của cả mẹ và bé. Lượng vitamin này còn được gọi là vitamin mặt trời và là một yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển của trẻ sơ sinh.
Sinh mổ có được ăn khoai lang không: Có, giúp chống thiếu máu
Khoai lang mang lại nhiều giá trị cho mẹ
Hầu hết các mẹ sinh mổ thường bị mất khá nhiều máu nên cần bổ sung một lượng sắt nhất định để cải thiện tuần hoàn máu. Trong khi đó, khoai lang rất giàu chất sắt – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tế bào máu, chống stress, hỗ chuyển hóa protein và khả năng miễn dịch. Do vậy, khoai lang rất tốt với phụ nữ sau sinh mổ.
Giàu chất xơ
Khoai lang chứa rất nhiều chất xơ, mặc dù không phải chất dinh dưỡng nhưng nó là cần thiết để giúp hệ tiêu hóa của chúng ta hoạt động tốt hơn. Ăn khoai lang sau sinh sẽ khắc phục được phần nào tình trạng táo bón thường gặp ở các phụ nữ sinh mổ, từ đó giúp giảm cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.
Sinh mổ có được ăn khoai lang không và những lưu ý
Khi ăn khoai lang, các mẹ nên ăn củ khoai có vỏ đỏ ruột vàng do chứa nhiều khoáng chất. Trong trường hợp giải cảm và chữa táo bón các mẹ nên dùng khoai vỏ trắng ruột sẽ tốt hơn.
Hãy ăn khoai lang cả vỏ, nhớ rửa sạch
Các mẹ không nên ăn nhiều khoai lang hơn một lần. Vì nếu ăn nhiều khoai khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vì làm nóng ruột, ợ chua và sinh ra trướng bụng. Điều này gây khó chịu với các mẹ.
Trong vỏ khoai lang có chứa nhiều vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe. Vì vậy mẹ nên ăn luôn phần vỏ. Không nên gọt vỏ nếu như không cần thiết.
Các mẹ nên lưu ý để khoai ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Các mẹ chỉ nên ăn trong vòng 1 tuần kể từ khi mua về. Không ăn khoai lang đã mọc mầm, vỏ xanh. Bởi có thể chứa nhiều chất độc, có hại cho sức khỏe.
Lời kết
Sau sinh, mẹ có thể ăn khoai lang. Đây là điều tốt. Bên cạnh những tác dụng kể trên, không thể phủ nhận rằng nó rất ngon. Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ sẽ hiểu rõ hơn tác dụng của khoai lang. Hãy ăn nếu muốn cơ thể có nhiều sữa và bé khỏe mạnh.
Theo Vinmec.com
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!