Sinh mổ 6 tháng ăn rau muống được không? Mẹ sau sinh 6 tháng đã có thể ăn rau muống với một lượng phù hợp, phải đảm bảo được mua ở nơi uy tín, không có chất độc hại và được chế biến chín kỹ khi ăn.
- Tác dụng của rau muống mang lại cho người dùng
- Mẹ sinh mổ 6 tháng ăn rau muống được không?
- Những trường hợp mẹ bầu không được ăn rau muống sau khi sinh
- Những lưu ý khi ăn rau muống dành cho mẹ sau sinh
Tác dụng của rau muống mang lại cho người dùng
Rau muống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, chất sắt tự nhiên cho cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu ăn rau muống sẽ được những lợi ích như:
Giảm cholesterol
Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống còn giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).
Điều trị vàng da và các vấn đề về gan
Rau muống được sử dụng trong y học cổ truyền Ấn Độ để điều trị vàng da và các vấn đề về gan. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng loại rau này giúp chống lại các hóa chất gây hại và quá trình oxy hóa nhờ enzym giải độc, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.
Tác dụng của rau muống mang lại cho người dùng (Nguồn ảnh: unsplash)
Điều trị thiếu máu
Sắt là khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là các tế bào máu đỏ. Vì vậy, hàm lượng sắt cao trong lá rau muống rất có lợi cho những người bị thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai.
Điều trị chứng khó tiêu và táo bón
Do rau muống giàu chất xơ, vì vậy sẽ giúp hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Đặc tính nhuận tràng của loại rau này mang nhiều lợi ích cho những người bị chứng khó tiêu và táo bón. Thậm chí, nước luộc rau cũng có thể chữa các bệnh này. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột rất hiệu quả.
Tăng cường miễn dịch
Sau sinh ăn rau muống có tốt không? Mẹ ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
Mẹ có thể quan tâm:
Sau sinh mổ nên ăn rau gì để mẹ mau hồi phục và có nhiều sữa?
Mẹ sinh mổ 6 tháng ăn rau muống được không?
Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Sau khi sinh con, nhất là các mẹ sinh mổ thì thể trạng sức khỏe rất yếu cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hổ trợ sự hồi phục của cơ thể. Bên cạnh đó, nguồn dinh dưỡng này còn giúp tăng thêm lượng sữa mẹ cho trẻ. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào mẹ cũng có thể sử dụng, nhiều món ăn sẽ gây kích ứng vết thương của mẹ. Vì thế mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa vào thực đơn hằng ngày”.
Mẹ sinh mổ 6 tháng ăn rau muống được không? (Nguồn ảnh: unsplash)
Để vết thương ở bụng được kín miệng hoàn chỉnh, các mẹ sinh mổ cần kiêng ăn rau muống cho đến khi vết khâu mờ dần và liền da non. Sau khi sinh mổ 6 đến 7 tháng, mẹ bầu có thể ăn được rau muống.
Tuy nhiên, sự phục hồi sau khi sinh mổ của mỗi người là khác nhau. Mẹ bầu cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khoẻ để có chế độ ăn uống hợp lý.
Những trường hợp mẹ bầu không được ăn rau muống sau khi sinh
Mẹ mới sinh, cho dù sinh thường hay sinh mổ thì cũng không được ăn rau muống. Bên cạnh đó, nếu mẹ mắc phải các bệnh sau thì cũng không nên ăn rau muống:
Mẹ bị đau xương khớp
Rau muống có hàm lượng canxi cao nhưng lại không hợp với những người bị bệnh đau xương khớp. Nguyên nhân là do rau muống có tính phong sẽ làm cho người nhức mỏi, người bị bệnh về xương khớp trở nên đau nhức hơn.
Mẹ đang bị vết thương mềm
Lời khuyên thường gặp nếu bạn đang có vết thương, vết mổ là không nên ăn đồ nếp, thịt bò và rau muống. Bởi một số thành phần trong rau muống kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi.
Những trường hợp mẹ bầu không được ăn rau muống sau khi sinh (Nguồn ảnh: unsplash)
Mẹ có sức khỏe suy nhược, tiêu chảy
Rau muống có tính hàn, khi dung nạp vào cơ thể đang tình trạng yếu, kiệt sức nó sẽ tác dụng ngược lại khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.
Mẹ có thể quan tâm:
Trước khi sinh mổ nên ăn gì để đảm bảo sức khoẻ mẹ bầu?
Những lưu ý khi ăn rau muống dành cho mẹ sau sinh
Ăn rau muống sau khi sinh dễ gây sẹo lồi cho mẹ
Rau muống là một trong những nguyên nhân khiến vết thương của bạn trở nên lồi lõm, nhấp nhô. Rau muống có các chất làm kích thích các sợi collagen khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng, tạo nên các sẹo lồi.
Ăn rau muống gây ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con
Mẹ bầu khi mới sinh xong có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không tốt vì thế cần kiêng các loại thực phẩm có tính hàn như rau muống. Sau khi sinh ăn rau muống có thể làm mẹ bị lạnh bụng, đi ngoài điều đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.
Ăn rau muống dễ gây ngộ độc
Rau muống có chứa ký sinh trùng Fasciolopsis buski, nếu như mẹ ăn rau muống chưa chín kỹ có thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy. Ngoài ra, đây cũng là loại rau dễ bị phun thuốc nhiều, với một hệ tiêu hóa còn non yếu nếu như không rửa rau sạch sẽ, đun sôi nấu chín thì khá là nguy hiểm. Vì thế, các mẹ sau sinh nếu ăn rau muống càng nên cẩn thận.
Mẹ sau khi sinh 6 tháng có thể ăn rau muống. Tuy nhiên, mẹ cần ăn với số lượng vừa phải, chế biến kĩ càng. Mẹ cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều rau muống vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và nguồn sữa của bé. Mẹ cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình để có được một thực đơn an toàn và bổ dưỡng.
Nguồn tham khảo: Sản phụ sinh mổ nên kiêng ăn những món nào? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!