Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu là tình trạng xuất hiện ở một số mẹ bầu. Vậy điều này có nguy hiểm không? Trong trường hợp này, sản phụ cần phải làm gì?
Sau sinh mổ bao lâu thì hết ra máu?
Ra máu hay còn gọi là ra sản dịch là một cơ chế sau sinh bình thường. Phụ nữ sinh mổ sẽ có ít hơn sản dịch hơn so với những người sinh thường. Quá trình này kéo dài trong khoảng 2 – 6 tuần. Trong 3 ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ bao gồm máu loãng và máu đông cục nhỏ màu đỏ sẫm. Những ngày tiếp theo, sản dịch sẽ loãng hơn. Màu máu cũng nhạt dần.
Quá trình ra sản dịch sau sinh thường kéo dài từ 2 – 6 tuần
Từ 7 – 10 ngày sau sinh, trong máu mang theo một lượng tế bào và niêm mạc. Do đó, máu có màu vàng nhạt và màu trắng. Thông thường, sản dịch không có mủ. Tuy nhiên, khi đi qua âm đạo thì sản dịch bị mất tính chất vô khuẩn. Nó có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn… Tính chất của sản dịch là có mùi tanh nồng và pH kiềm. Trong trường hợp bị nhiễm khuẩn, sản dịch sẽ có mùi hôi.
Đối với đa số sản phụ, sản dịch sẽ hết trong vòng 20 ngày sau sinh. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài đến 45 ngày ở một số người.
Sau sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?
So với sinh thường, phụ nữ sinh mổ có ít sản dịch hơn. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp sinh mổ ra máu sau 2 tháng. Để trả lời cho câu hỏi tình trạng này có nguy hiểm không, trước tiên cần xem âm đạo có ra máu liên tục hay không. Nếu máu ra không liên tục mà cách nhau tầm 1 – 2 tuần, đó có thể là hiện tượng kinh non.
Về mức độ nguy hiểm, mẹ cần xem ra máu có liên tục không
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm. Thời gian kinh non xuất hiện không dài, chỉ khoảng nửa ngày hoặc 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa của mỗi người. Nếu ra máu âm đạo sau khi sản dịch nhạt dần báo hiệu cơ thể đang hoạt động quá mức. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
Trong trường hợp sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu liên tục, đồng thời sản dịch có mùi hôi kèm theo các triệu chứng như đau bụng, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Đây là dấu hiệu của bế sản dịch. Điều này có nghĩa là sản dịch không thể thoát ra ngoài mà vẫn ứ đọng trong tử cung.
Đối tượng nào có nguy cơ bị bế sản dịch cao?
Theo các chuyên gia, những mẹ sau sinh ít vận động có nguy cơ bị bế sản dịch cao. Bên cạnh đó, bế sản dịch cũng là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hậu sản, băng huyết hoặc sót nhau sau sinh. Nếu gặp những triệu chứng bất thường về sản dịch, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm cách chữa trị.
Phương pháp giúp phòng tránh bế sản dịch sau sinh
Trừ các trường hợp nhiễm trùng hậu sản hoặc băng huyết, mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh bế sản dịch bằng các phương pháp sau:
Bạn có thể thực hiện các phương pháp để hạn chế tình trạng bế sản dịch
Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Đối với mẹ sau sinh, bạn nên tránh vận động quá mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên bạn hạn chế nằm lì một chỗ. Thay vào đó, các hoạt động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu và co bóp tử cung. Nó cũng sẽ hỗ trợ sản dịch nhanh chóng được tống ra ngoài.
Việc đi lại giúp tăng cường nhu động ruột. Từ đó, khí thoát ra ngoài nhanh hơn, giúp mẹ tránh nguy cơ tắc ruột và mạch máu.
Vệ sinh “cô bé” đúng cách
Việc thường xuyên vệ sinh vùng kín giúp bạn hạn chế vi khuẩn sinh sôi. Mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh âm đạo. Bạn cần thay băng vệ sinh 4 – 5 lần/ngày hoặc nhiều hơn vào những ngày đầu tiên. Kể cả khi sản dịch ít dần đi, bạn cũng nên thường xuyên thay băng, tuyệt đối không nên để quá 6 tiếng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ sau sinh cần tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn mà còn tránh sự tấn công của vi phạm. Các mẹ cần ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C, D và chất xơ.
Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm. Để chăm sóc sức khỏe đúng cách, mẹ nên tìm hiểu thông tin về sản dịch và kinh nguyệt sau sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!