X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mẹ sau sinh có ăn được quả bầu hay không? Gợi ý 3 món ngon chế biến từ quả bầu

Mất 8 phút để đọc
Mẹ sau sinh có ăn được quả bầu hay không? Gợi ý 3 món ngon chế biến từ quả bầuMẹ sau sinh có ăn được quả bầu hay không? Gợi ý 3 món ngon chế biến từ quả bầu

Là loại quả quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt, quả bầu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Liệu loại quả này cũng tốt cho các mẹ sau sinh?

Sau sinh có ăn được quả bầu không? Hoàn toàn được mẹ nhé. Ăn quả bầu sau sinh giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa chứng táo bón sau sinh, bên cạnh đó còn giúp nhuận tràng và rất tốt cho đường ruột.

Nội dung bài viết:

  • Thông tin chung về quả bầu
  • Mẹ sau sinh có ăn được quả bầu không?
  • Tác dụng của quả bầu cho mẹ sau sinh
  • 1 số món ngon từ quả bầu

Tìm hiểu về quả bầu 

Bầu là một món ăn dân dã quen thuộc và có lợi cho sức khỏe. Cách chế biến quả bầu cũng rất đơn giản và đa dạng từ món xào đến nấu canh và luộc đều rất ngon. Quả bầu có vỏ màu xanh lá, bóng mướt và bên trong ruột là màu trắng. Trong bầu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Trong mỗi 100g quả bầu chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Carbohydrate: 3,9g
  • Protein: 0,62g
  • Chất béo: 0,02g
  • Folate: 6μg
  • Niacin, thiamin
  • Vitamin A, C, K…
  • Canxi, đồng, sắt, kẽm…

Quả bầu chứa ít calo và không có chất béo. Những vitamin và khoáng chất khác giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để cân bằng hormone, không gây cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ hòa tan cao trong quả bầu có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa.

90% thành phần của quả bầu là nước, giúp nuôi dưỡng tế bào và các mô. Nước bổ sung chất lỏng bị mất qua mồ hôi và đem lại sức sống cho cơ thể.

sau-sinh-co-an-duoc-qua-bau-khong

Bà đẻ có ăn được quả bầu không?

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ sau sinh ăn bưởi có lợi hay hại? Ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Sau sinh có ăn được quả bầu không?

Hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh quả bầu không tốt cho sức khỏe phụ nữ sau sinh cả. Vì vậy, mẹ vẫn có thể ăn bầu sau sinh như bình thường mà không cần lo lắng nó có gây hại gì hay không. Ngược lại, quả bầu chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe nên mẹ sau sinh lại càng cần ăn để bổ sung chất dinh dưỡng sau khi mang thai nhé.

Quả bầu là loại rau củ cần có trong danh sách thực phẩm của mẹ sau sinh. Khi mới sinh xong, 1 chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng cần thiết, các mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi cho cơ thể. Quả bầu có khả năng thúc đẩy việc sản xuất sữa 1 cách tự nhiên và cung cấp vô vàn vitamin, khoáng chất cho mẹ, bao gồm vitamin C, magie, folate… Đặc biệt với 95% thành phần là nước, quả này có vai trò cung cấp đủ nước cho cơ thể các mẹ sau sinh. Ngoài ra, loại quả này còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe của mẹ.

Quả bầu có tác dụng gì với mẹ sau sinh?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong quả bầu có chứa đến 92% là nước, còn lại là chất xơ và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Vì vậy, ăn quả bầu sau sinh giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn và ngăn ngừa chứng táo bón sau sinh, bên cạnh đó còn giúp nhuận tràng và rất tốt cho đường ruột.

Tốt cho mẹ bầu tiểu đường

Mẹ sau sinh bị tiểu đường ăn quả bầu giúp duy trì mức insulin trong cơ thể, làm hạ đường huyết và giúp cho tim mạch khỏe mạnh.

Quả bầu giúp thanh nhiệt, giải độc cho mẹ sau sinh

Quả bầu có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chữa đái gắt. Mẹ sau sinh ăn quả bầu vào những ngày mùa hè nóng bức rất tốt cho cơ thể.

Bà đẻ có nên ăn quả bầu? Được và nó giúp làm đẹp da

Quả bầu có chứa các vitamin thiết yếu giúp khôi phục lại sức sống cho làn da, điều tiết lượng dầu, giúp ngăn chặn mụn phát triển, cho làn da mịn màng, sáng khỏe.

Điều trị rong kinh sau sinh em bé khi ăn quả bầu

Theo dân gian, vỏ bầu già phơi khô rồi đốt thành than và tán nhuyễn thành bột mịn, khi dùng uống với nước có tác dụng điều trị rong kinh sau khi sinh em bé rất tốt.

Bạn có thể chưa biết:

Thực hư về những quan niệm xoay quanh chuyện phụ nữ sau sinh ăn rau cải được không?

Một số món ăn ngon từ quả bầu cho mẹ sau sinh

Bầu xào trứng

Món này cực kỳ đơn giản, dành cho những mẹ nào không có nhiều thời gian chế biến nấu nướng phức tạp. Mua bầu về bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng dài. Sau đó bắt chảo dầu ăn lên, đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Đổ bầu vào chảo kèm chút nước lọc, nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Mẹ xào đến khi bầu vừa chín thì đập tiếp 2 quả trứng vào. Khi trứng chín và săn lại thì mẹ tắt bếp, rắc tiêu, hành lá vào và cho ra dĩa là dùng được.

sau-sinh-co-an-duoc-qua-bau-khong

Bà đẻ ăn quả bầu được không? Hoàn toàn được mẹ ơi!

Canh bầu với thịt bằm

Sơ chế:

  • Bầu: Gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt đôi, bỏ ruột rồi cắt thành từng miếng vừa ăn
  • Hành củ: Bóc vỏ, đập dập và băm nhỏ
  • Rau mùi, hành lá: Nhặt và rửa sạch sau đó thái nhỏ
  • Ướp thịt băm với 1/2 thìa nước mắm, 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1/2 muỗng hạt nêm trong khoảng 10-15 phút

Cách nấu:

  • Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào nồi, đợi dầu sôi bạn cho tiếp hành vào phi thơm vàng
  • Cho thịt băm đã ướp vào nồi, đảo đều tay đến khi thịt săn lại
  • Khi thịt chín, bạn cho 3-4 chén nước vào nồi và đun sôi
  • Nước sôi sẽ nổi phần bọt trắng lên trên, bạn dùng muỗng vớt sạch để nước canh bầu được trong hơn
  • Cho bầu vào nồi nước đến khi thấy bầu chuyển sang màu trong trong thì bạn cho thêm gia vị vào rồi nêm nềm cho vừa miệng
  • Cuối cùng cho hành lá, rau mùi vào và tắt bếp
  • Múc canh ra tô lớn và thưởng thức khi còn nóng

Quả bầu luộc cho mẹ sau sinh

Đầu tiên mẹ cũng gọt vỏ bầu, rửa sơ với nước sạch, sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Nếu cắt quá mỏng lúc luộc sẽ khiến bầu bị mềm rục, còn cắt quá to sẽ khiến bầu lâu chín, vì vậy mẹ cắt khoanh khoảng 1,5 cm là vừa phải.

Bắc một nồi nước lên bếp, lượng nước bạn nhắm sao cho nó ngập qua lượng bầu một xíu là được, bỏ thêm ít muối vào để bầu ngon hơn. Sau khi nước sôi, bạn mới cho hết bầu vào. Nếu thích ăn mềm bạn có thể luộc lâu một chút, còn thích ăn giòn thì chỉ cần luộc nhanh là bắc xuống được. Luộc xong mẹ để vào rổ cho ráo nước.

sau-sinh-co-an-duoc-qua-bau-khong

Bà đẻ ăn bầu luộc được không?

Bầu hấp đậu hũ xốt xì dầu

Nguyên liệu:

  • Bầu (chọn trái nhỏ và non)
  • Đậu hũ
  • 1 ít miến (bún tàu)
  • Rau mùi ta/mùi tàu
  • Hạt nêm
  • Hắc xì dầu (hoặc xì dầu bình thường)

Cách thực hiện:

  • Bầu gọt vỏ rửa sạch, cắt thành từng khoanh dày khoảng 7-8cm, khoét bỏ ruột.
  • Mộc nhĩ và miến ngâm mềm, cắt nhỏ.
  • Đậu phụ bóp nhuyễn, trộn đều với miến, mộc nhĩ, rau mùi, hạt nêm.
  • Nhồi đậu vào bầu. Cho lên xửng hấp khoảng 15’.
  • Hấp xong, rưới thêm 1 chút hắc xì dầu bên dưới và dùng nóng với cơm.

Vừa rồi là những giải đáp cho câu hỏi bà đẻ ăn quả bầu được không. Sau sinh cần cho con bú nên mẹ phải thật cẩn thận tìm hiểu xem thực phẩm mình ăn có khiến mất sữa hay ảnh hưởng gì xấu cho sức khỏe không nhé. Bầu hoàn toàn an toàn nên mẹ không cần lo lắng khi ăn. Hãy ăn đa dạng các sản phẩm để không bị ngán và cung cấp đủ đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ nhé.

Nguồn tham khảo: Postnatal diet: 6 foods moms should eat after giving birth – timesofindia.indiatimes.com

Xem thêm:

Câu chuyện từ đối tác
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
13 bức ảnh bố mẹ nhất định phải chụp cho con để lưu giữ thời thơ ấu quý giá
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
  • Bầu uống rau má được không và uống liều lượng như thế nào là tốt?
  • Bà bầu ăn măng tươi được không? Những điều mẹ bầu nên cẩn trọng
  • Bà bầu có ăn rau đắng được không?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Đỗ Vy

  • Home
  • /
  • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
  • /
  • Mẹ sau sinh có ăn được quả bầu hay không? Gợi ý 3 món ngon chế biến từ quả bầu
Chia sẻ:
  • Mẹ mới sinh ăn sầu riêng được không?

    Mẹ mới sinh ăn sầu riêng được không?

  • Sau sinh ăn bánh bao được không? Những món ăn nào cần lưu ý với mẹ?

    Sau sinh ăn bánh bao được không? Những món ăn nào cần lưu ý với mẹ?

app info
get app banner
  • Mẹ mới sinh ăn sầu riêng được không?

    Mẹ mới sinh ăn sầu riêng được không?

  • Sau sinh ăn bánh bao được không? Những món ăn nào cần lưu ý với mẹ?

    Sau sinh ăn bánh bao được không? Những món ăn nào cần lưu ý với mẹ?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn