Có bệnh vái tứ phương, có bệnh thì phải dùng thuốc. Song, có không ít những sai lầm từ cha mẹ trong cách cho trẻ uống thuốc.
8 sai lầm về việc cho trẻ uống thuốc có thể khiến con gặp nguy hiểm
Nhân vô thập toàn! Đã là con người, không ai là hoàn hảo cả.
Cha mẹ cũng vậy! Những bậc làm cha, làm mẹ, không ít lần đánh con, mắng con, dùng sai phương pháp với con. Nhưng rồi đứa trẻ cũng sẽ sớm nhận ra tình yêu thương mà cha mẹ dành cho chúng.
Có điều, đấy là đối với cách dạy con. Còn đối với việc cho trẻ uống thuốc, sai một ly là đi một dặm.
TheAsianParent cảnh báo 8 sai lầm về việc cho trẻ uống thuốc mà cha mẹ có thể mắc phải.
-
Cho uống sai thuốc
Sai thuốc khiến bệnh tình thêm trầm trọng
Có bệnh dùng thuốc sẽ nhanh khỏi. Nhưng vấn đề ở đây là tự kê đơn thuốc dẫn đến không những không khỏi bệnh mà còn khiến bệnh tình trầm trọng hơn.
Thay vì chữa trị theo đơn thuốc trong vài ngày, việc cho trẻ uống thuốc sai sẽ khiến con lãnh chịu hậu quả lâu dài, thậm chí là cả đời.
Chưa kể đến một số thành phần trong thuốc khiến con dị ứng và lên cơn co giật.
-
Tặng thuốc cho người khác
Con bạn bị cảm lạnh, bạn dùng thuốc này khỏi.
Nhưng không có nghĩa là con của nhà hàng xom bị cảm lạnh, bạn cũng đưa thuốc sang uống cùng.
Sai lầm!
Nhiều thành phần trong thuốc gây dị ứng cho con trẻ, khiến cho bệnh tình xấu đi.
-
Thuốc hết hạn
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Thức ăn hết hạn, quá đát, sau khi ăn vào sẽ dẫn đến triệu chứng buồn nôn, đi ngoài.
Uống nước quá đát nhiều khả năng bị tiêu chảy.
Nhưng sử dụng thuốc quá đát thì chắc chắn là một thảm họa! Những thành phần trong thuốc không chỉ đơn giản như trong thức ăn.
Vậy nên, luôn luôn kiểm tra hạn sử dụng trên các loại thuốc trước khi cho con trẻ uống thuốc.
Không vứt vỏ hoặc bóc nhãn trên chai thuốc vì đó là thông tin liên quan đến ngày hết hạn.
-
Bảo quản thuốc sai cách
Theo nhiều người, cách tốt nhất để bảo quản một số loại thuốc là cho vào trong tủ lạnh. Một số loại khác lại để ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nên nhớ, mỗi loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau. Phương thức bảo quản thường được ghi trên nhãn dán.
Và nếu được, hãy phân loại thuốc để tiện cho việc tìm kiếm. Trong trường hợp khẩn cấp, việc lấy nhầm hạ sốt thành kháng viêm không hay ho một chút nào.
-
Uống sai thời điểm
Thuốc A uống trước ăn 30 phút.
Viên sủi B uống sau ăn.
Thuốc kháng sinh C chỉ uống sáng, không uống tối.
Rất dễ nhớ! Vậy nên đừng thử làm sai lệch đơn kê của bác sỹ.
Nên nhớ, cho trẻ uống thuốc sai thời điểm có thể gây hậu quả tiêu cực và làm giảm hiệu quả của thuốc.
-
Nghiêm trọng hóa vấn đề
Một bệnh chỉ cần uống một đến hai loại thuốc, đừng lạm dụng!
Không phải cứ con hơi ốm một chút, sốt một chút, trán nóng một chút là ngay lập tức đưa con đến bệnh viện.
Ở Việt Nam, với môi trường ô nhiễm kinh khủng, nguồn nước bẩn, thức ăn mất vệ sinh thì việc cơ thể con nóng lên để phản ứng lại là chuyện hết sức bình thường.
Một chút nước muối, một cái khăn lạnh hoặc những phương pháp dân gian có thể giúp trẻ hạ nhiệt ngay lập tức.
Nếu bị cảm lạnh, chỉ chữa cảm thôi. Đừng cho uống quá nhiều thuốc liên quan đến các loại bệnh khác.
-
Bỏ qua hướng dẫn của bác sỹ
Đây là bệnh thường thấy của các phụ huynh Việt.
Cảm, cho thuốc cảm!
Mệt, cho thuốc bổ!
Cần gì phải khám? Cần gì phải bác sĩ.
Quan niệm này khiến cho rất nhiều gia đình Việt phải trả giá đắt.
Bởi vì sao?
Một người không có chuyên môn về y tế chắc chắn nhận định tình huống không thể bằng một người có hàng chục năm học hành và làm nghề được.
8.Dùng sai liều
Trẻ con không như người lớn.
Hệ miễn dịch của trẻ chắc chắn không thể bằng được người lớn. Do vậy, đừng dùng sai liều cho con nếu không muốn con đi cấp cứu.
Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có được thông tin cần thiết.
Theo Momjunction
Xem thêm:
Thắc mắc về cách CHO TRẺ UỐNG THUỐC mà không làm “hại con”
Nghe bác sĩ Trương Hoàng Hưng ở Mỹ bày cách dùng thuốc ho cho trẻ để không hại con!
Cách tính liều lượng thuốc hạ sốt và dụng cụ đo lường thuốc an toàn dành cho trẻ
5 điều mẹ cần nhớ kỹ khi cho con uống thuốc những lúc trẻ bị ốm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!