X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Nghe bác sĩ Trương Hoàng Hưng ở Mỹ bày cách dùng thuốc ho cho trẻ để không hại con!

Mất 9 phút để đọc
Nghe bác sĩ Trương Hoàng Hưng ở Mỹ bày cách dùng thuốc ho cho trẻ để không hại con!

Thuốc ho cho trẻ lại càng được trọng dụng với thời tiết “đỏng đảnh” như ở Việt Nam. Lạm dụng thuốc là một trong những căn bệnh “thâm căn cố đế” của người Việt.

Người Việt có một cái tật rất lạ, ho do viêm phế quản, ho gà, ho lao, ho do thời tiết trở lạnh, ho do dị ứng… tất cả các loại ho đều được chữa trị đầu tiên một cách tự phát bằng danh từ “thuốc ho”.

Siro, bổ phế, rồi ty tỷ các thứ trên đời. Con ho cũng uống, ông bà ho cũng uống, người lớn ho cũng uống mà nhiều khi, chả làm sao cũng thấy lôi siro ra uống.

Ơ? Nó là thuốc ho chứ có phải kẹo đâu?

Buồn cười hơn là thực trạng lạm dụng thuốc ho này còn lan tràn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mỹ là một trong số đó.

Hãy cùng nghe bác sỹ Trương Hoàng Hưng – Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ chia sẻ vấn đề này.

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Thuốc ho có giảm ho hay không?
  • Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em dưới 6 tuổi
  • Tại sao con bị ho?
  • “Thuốc này con uống là trị “bệnh” của mẹ chứ không phải trị bệnh cho con đâu nghe”
  • Cách kết hợp táo, tỏi và hành tím để thành bài thuốc trị ho cho bé tại nhà

 

thuốc ho

Bác sỹ Trương Hoàng Hưng đang làm việc tại Mỹ

Thuốc ho có giảm ho hay không?

Mỗi năm tới mùa cúm là tôi mệt mỏi vụ thuốc ho, con nít thì bệnh viêm hô hấp trên rầm rầm, mỗi ngày bước vô phòng khám là như cái hội chợ ho. Mẹ nào cũng đòi thuốc ho, giải thích khô cả nước bọt.

Thuốc ho cho trẻ sơ sinh, thuốc long đàm bày bán đầy trên kệ, loại nào cũng được quảng cáo là tốt nhất, nhưng nếu coi kỹ thành phần, quanh đi quẩn lại cũng có mấy thứ mà thôi:

– Thành phần giảm ho (Dextromethorphan DM).

– Thành phần long đàm như guaifenesin, cysteine có trong siro ho cho trẻ sơ sinh

– Thành phần làm giảm nghẹt mũi như phenylephrine hay pseudoephedrine.

– Kháng histamine: brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine (Benadryl).

Thuốc ho, siro ho cho bé có giảm ho hay không?

Không hề.

Bạn có thể chưa biết:

Cha mẹ cẩn thận! Sử dụng thuốc ho không đúng cách có thể khiến trẻ bị suy hô hấp

Mẹo giúp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hết ho không cần dùng thuốc

thuốc ho cho trẻ

Lạm dụng thuốc ho cho trẻ xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới

Các nghiên cứu về thuốc ho không cho thấy hiệu quả rõ rệt gì trên trẻ em dưới 6 tuổi

Vào năm 2007, FDA (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thông báo rằng các thuốc này đã gây nhiều tai biến ở trẻ dưới 2 tuổi, thậm chí gây tử vong ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng. Do đó họ khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc ho cảm trên trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là DƯỚI 2 TUỔI. Lý do là khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm rất cao.

Với trẻ 6-12 tuổi thì nên hạn chế.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, các thuốc này sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tai biến chết người.

Sau khuyến cáo của FDA, các hộp thuốc ho cảm phải ghi rõ hàng chữ “Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi” . Các hãng bảo hiểm mừng hết lớn. Hiện nay các hãng bảo hiểm đều từ chối các đơn thuốc ho cảm cho trẻ dưới 6 tuổi, chỉ còn kháng histamine là còn được chấp nhận thôi.

thuốc ho cho trẻ

Ho là phản ứng bình thường của cơ thể mà không phải lúc nào cũng cần dùng đến thuốc ho cho trẻ

Tại sao con bị ho?

Ho thật ra là một phản ứng bảo vệ của cơ thể khi bị bệnh hay có dị vật trong đường thở.

Khi viêm nhiễm hô hấp trên thì có nhiều đàm nhớt nên cơ thể PHẢI ho để tống xuất chúng. Trẻ bị bại não hay tổn thương não mà mất phản xạ ho, khi viêm nhiễm đường hô hấp phải mang một cái “áo gây ho” mỗi ngày để được ho nhân tạo, không thì đàm nhớt ứ đọng sẽ gây viêm phổi, xẹp phổi. Ho được thì tốt chứ các mẹ đừng nên thấy con ho thì tái dại mặt đi chi cho khổ.

Câu chuyện từ đối tác
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay

Con tôi từ nhỏ tới lớn không có uống một viên thuốc ho. Có lần nó ho sù sụ đâu chừng 2 tuần, vợ tôi hỏi có cho nó uống thuốc ho không, tôi nói kệ nó đi, tự nó sẽ hết. Đâu chừng tuần sau thì nó quên ho.

thuốc ho cho trẻ

Ho không nhất thiết phải dùng thuốc ho cho trẻ

“Thuốc này con uống là trị “bệnh” của mẹ chứ không phải trị bệnh cho con đâu nghe”

Mỗi lần gặp mấy bà mẹ cuồng cho con uống thuốc ho cảm, khuyên giải hoài không được thì tôi hay cho chút thuốc kháng histamine hoặc thuốc ho cảm liều thấp. Tại sao vậy?

Tại vì đối với mấy mẹ loại này, không cho thì họ sẽ không an tâm, không tin tưởng, thậm chí giận dữ. Sau đó thì sẽ tới chiến dịch đi khám bệnh dạo hết BS này tới BS khác, rồi vô cấp cứu, được cho kháng sinh, thuốc giãn phế phản, corticoid một cách vô tội vạ.

Đến BS nào cuối cùng trùng với thời điểm bệnh tự hết thì các mẹ sẽ vui tươi phấn khởi tung hô đó là BS giỏi nhất. Mà tôi là BS đầu tiên, khám khi bé còn ho sù sụ thì họ sẽ mặc nhiên liệt tôi là BS dở nhất!

Vì đã nhiều lần thấy chuyện này, nên tôi chấp nhận “lừa gạt” các bà mẹ cuồng thuốc ho như vậy nhằm tránh cho bé những hệ luỵ về sau. Nếu có sinh viên tại đó, tôi hay nói đùa (mà thật) như vầy: “Thuốc này con uống là trị “bệnh” của mẹ chứ không phải trị bệnh cho con đâu nghe”.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹo trị ho nhanh chóng và an toàn cho trẻ bằng hành tây

Cách trị ho cho trẻ 5 tháng tuổi như thế nào để an toàn và mau khỏi bệnh?

thuốc ho cho trẻ

Thuốc ho cho trẻ có tốt cho sức khỏe bé?

Thiệt là khổ khi phải chơi trò này, nhưng không làm thì con đường phía trước sẽ khổ sở cho bé vô cùng.

Lại còn có nhiều mẹ khăng khăng là nên uống thuốc cảm sớm, không thôi nó sẽ nặng hơn. Khổ quá, chuyện đó hết sức vô lý. Các thuốc ho cảm này chỉ là trị triệu chứng chứ không tác dụng với con siêu vi, nên chuyện nặng hay không thì không ăn nhậu gì tới uống thuốc hết.

BS nhi khoa hay phải trị bệnh cho cả ba mẹ, nhiều khi bệnh con dễ trị, mà bệnh của ba mẹ khó trị vô cùng giàng ơi!

Năm 2005, ở Mỹ có 3 trẻ dưới 6 tháng tử vong ở nhà được xác định nguyên nhân là do quá liều pseudoephedrine trong thuốc cảm ho.

Cuối cùng, xin mượn lời của BS Huyên Thảo khuyên các bậc cha mẹ một câu: ” Hãy để cho con được bệnh”.

Cách kết hợp táo, tỏi và hành tím để thành bài thuốc trị ho cho bé tại nhà

Để giúp các mẹ chữa ho tại nhà cho bé hiệu quả, một bà mẹ tại Singapore đã chia sẻ công thức “thần kỳ” dưới đây:

  • Bước 1: Lấy 1 quả táo (cô ấy dùng táo đỏ), 1 củ hành tím lớn, 4-5 tép tỏi nhỏ, rửa sạch và để ráo
  • Bước 2: Hấp các loại trái cây và củ trên cùng nhau trong 20 phút
  • Bước 3: Sau khi hấp, lấy nước từ táo, hành tím, tỏi đã tiết ra và cho bé dùng

Lưu ý:

Chỉ dùng nước được hấp từ các loại trái cây và củ để uống, không nghiền hoặc xay nhuyễn hỗn hợp này.

Cho bé dùng nước từ táo, hành, tỏi 1 lần 1 ngày.

Người mẹ này lưu ý rằng phương thuốc này có vị khá ngọt nên con không quấy khóc khi được cho ăn. Một số mẹ sau khi áp dụng nói rằng phương thuốc này có hiệu quả. Số còn lại chia sẻ con không có dấu hiệu cải thiện nên đã ngưng dùng phương pháp này. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn có kế hoạch dùng thử vì tin vào khả năng thành công của nước được hấp từ táo, hành và tỏi.

Mỗi bé có tình trạng sức khỏe khác nhau. Nếu lo lắng hoặc thấy con có dấu hiệu lạ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Theo Tạp chí Hoa Kỳ

Xem thêm:

Cha mẹ cẩn thận! Sử dụng thuốc ho không đúng cách có thể khiến trẻ bị suy hô hấp

Cách tính liều lượng thuốc hạ sốt và dụng cụ đo lường thuốc an toàn dành cho trẻ

Mẹ Singapore chia sẻ Bài thuốc dân gian giúp bé bị ho nhiều đờm khỏi ngay trong vòng 2 ngày

Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

DAVE

  • Home
  • /
  • Sức khỏe
  • /
  • Nghe bác sĩ Trương Hoàng Hưng ở Mỹ bày cách dùng thuốc ho cho trẻ để không hại con!
Chia sẻ:
  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

  • Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

    Omega 6 là gì? Bà bầu và thai nhi bổ sung Omega 6 như thế nào là hợp lý?

  • Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

    Biểu hiện mang thai giả và triệu chứng khiến chị em lầm tưởng có con

  • Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

    Xuất tinh ra máu ở phái mạnh: Nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it