Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là hiện tượng thường gặp ở một số trẻ sau khi chào đời. Thông thường máu sẽ tự cầm hoặc ngưng chảy khi dùng miếng gạc ấn nhẹ lên vùng rốn. Tuy nhiên nếu rốn vẫn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần thì nên đưa bé đi khám ngay.
Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn đóng vai trò như “con đường” trung chuyển các chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang bé. Sau khi chào đời, em bé không cần dây rốn để cung cấp chất dinh dưỡng nữa. Vì thế các bác sĩ sẽ dùng kẹp và cắt dây rốn đi. Cuối cùng dây rốn sẽ khô và tự rụng, sau đó hình thành nên một vết sẹo lõm trên bụng như hiện tại gọi là rốn.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
- Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là do đâu?
- Cách chăm sóc khi trẻ bị chảy máu rốn
- Các vấn đề thường gặp ở rốn của trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là do đâu?
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn là khi xuất hiện một vài giọt máu ở giữa cuống rốn đã khô và chân rốn. Khi đó máu chảy ra thường có màu đỏ tươi hoặc màu đỏ gạch (đa phần là màu đỏ gạch). Hầu hết tình trạng chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại. Nguyên nhân đa phần là do bỉm hoặc quần áo cọ vào và gây chảy máu rốn.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng có thể là bệnh lý nguy hiểm!
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng có nguy hiểm không?
Hầu hết tình trạng chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm
Trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn thường sẽ tự cầm hoặc cầm sau khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đã rụng rốn nhưng vẫn rỉ máu sau 10 phút băng ép hoặc lặp lại trên 3 lần là biểu hiện nguy hiểm. Lúc này mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện sớm các bệnh lý gây chảy máu rốn như: nhiễm khuẩn rốn, rối loạn đông máu…
Theo đó, Bác sĩ CKII Phạm Đỗ Ngọc Diệp – Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (TP. HCM) khuyên ba mẹ nên thực hiện những điều sau để ngăn ngừa rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu:
- Vệ sinh thật sạch sẽ vùng rốn mỗi khi tắm cho trẻ là một trong những cách chăm sóc em bé rụng rốn nhưng vẫn chảy máu mà mẹ cần biết.
- Giữ cho cuống rốn khô ráo. Điều này có thể giúp phần dây còn lại khô và rụng
- Để rốn tiếp xúc với không khí và giữ cho gốc rốn khô tự nhiên
- Thường xuyên thay tã cho bé để ngăn nước tiểu hoặc phân đến khu vực rốn. Tránh tình trạng nhiềm trùng cuống rốn cho bé hiệu quả.
Cách chăm sóc khi trẻ bị chảy máu rốn
Bên cạnh biện pháp phòng ngừa tình trạng ngăn ngừa chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ Ngọc Diệp cũng cung cấp thêm thông tin về việc vệ sinh vùng rốn có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng tự lành và giúp trẻ rụng rốn nhanh chóng hơn. Do đó ba mẹ nên chăm sóc vùng rốn theo những lưu ý sau:
- Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé.
- Khi vùng rốn bị chảy máu, hãy dùng tăm bông thấm khô máu. Sau đó giữ rốn và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Không dùng tay cạy các mảng bám trên rốn trẻ. Điều này sẽ khiến vết thương bong ra chảy máu và bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Nên mang tã cho bé nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu của bé. Ba mẹ cũng có thể cắt trên tã một lỗ nhỏ vùng tả đi qua rốn sẽ giúp vùng rốn thoáng hơn.
- Lưu ý không bịt rốn quá kín và không mặc quần áo ép chặt vùng rốn khi chưa lành hẳn
- Tránh sử dụng những bài thuốc dân gian mà không có sự chỉ định của bác sĩ
Tránh mang bỉm cho trẻ quá cao gây cọ xát vào vùng rốn gây chảy máu
Các vấn đề thường gặp ở rốn của trẻ sơ sinh
Rốn vốn là một vết sẹo lõm hình khuyên được hình thành khi dây rốn rụng. Theo TS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên – Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Đồng I TP.HCM nếu trẻ không được vệ sinh vùng rốn đúng cách sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan tới rốn của trẻ sơ sinh. Vì vậy ở những năm tháng đầu đời, ba mẹ nên chú ý những biến chứng về rốn sau đây để có biện pháp xử lý kịp thời:
1. Thoát vị rốn
Hiện tượng thoát vị rốn là khi một phần cơ thành bụng bị khiếm khuyết. Từ đó một phần quai ruột sẽ chui ra ngay chỗ khuyết và tạo nên một khối phồng. Khi trẻ khóc hoặc vặn mình khối phồng sẽ to hơn và sẽ xẹp lại khi trẻ nằm yên. Thông thường phần khuyết cơ này sẽ tự cải thiện khi trẻ sau 4 tuổi. Mặc dù thoát vị rốn không gây đau và không bị vỡ ra, nhưng trong một số trường hợp cần phải can thiệp bằng phẫu thuật:
- Nếu khối thoát vị ở rốn to hơn 2,5cm
- Khối thoát vị không tự cải thiện dù trẻ đã hơn 4 tuổi.
Ngoài ra, khối thoát vị bị nghẹt không thể đẩy vào được có thể làm trẻ đau, nôn ói. Vì vậy tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. Rốn rụng muộn
Sau khi chào đời, rốn sẽ tự rụng sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên có nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn 3 tuần trẻ mới rụng rốn. Để tránh gặp phải vấn đề này, mẹ nên giữ rốn khô và kiểm tra vùng da quanh rốn mỗi ngày. Nên rửa sạch chất tiết bám trên rốn và lau khô sau khi vệ sinh. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn bôi lên khi rốn chưa lành. Nếu sau 3 tuần nhưng mà rốn chưa rụng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Bạn nên đọc bài viết này để biết:
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Những điều cơ bản cần biết
5 điều bố mẹ đừng “dại dột” làm với rốn của trẻ sơ sinh
Rốn rụng muộn là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ
3. Rốn rỉ dịch
Tình trạng rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, có mủ trên mặt thường xảy ra sau khi rốn đã rụng. Hiện tượng này có thể do trẻ bị nhiễm trùng rốn hoặc mắc các bệnh lý rốn khác như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn… Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.
Lưu ý: Nên để rốn thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng lên rốn.
4. Nhiễm trùng rốn
Là tình trạng vùng rốn và các mô xung quanh rốn gây sưng, đau hoặc đỏ, hôi, chảy dịch mủ hoặc đôi khi bị chảy máu nhẹ hoặc rỉ dịch. Khi con có biểu hiện bị nhiễm trùng rốn, bạn cần đưa bé đến cơ sơ y tế ngay. Bác sĩ sẽ cho con uống thuốc và hướng dẫn gia đình vệ sinh rốn đúng cách. Nếu tình trạng nặng hơn, con có thể phải nhập viện để điều trị. Trường hợp cho bé uống thuốc tại nhà, bạn cần đảm bảo con uống đủ liều ngay cả khi tình trạng rốn đã được cải thiện.
Các nguyên tắc chăm sóc rốn bé sơ sinh bị nhiễm trùng
Ngoài cách chăm sóc rốn bé sơ sinh bị chảy máu trên, bạn cần lưu ý thêm một số nguyên tắc khác khi chăm sóc vùng rốn của bé bị nhiễm trùng:
- Không thoa bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên vùng rốn đang bị rỉ nước
- Không cho con ngâm trong thau nước tắm cho đến khi rốn nhiễm trùng đã lành
- Cha mẹ cần theo sát tình trạng của con để kịp thời phát hiện những diễn biến nặng của nhiễm trùng như vùng quanh rốn và chân rốn bị sưng phồng, có mùi hôi, chảy mủ,… Lúc này, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.
Nguồn thông tin từ Bệnh viện nhi đồng TPHCM, Vinmec
Kết luận
Mặc dù trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên mẹ nên biết cách đề phòng và chăm sóc vùng rốn của trẻ để tránh các biến chứng không mong muốn. Trên đây là một số vấn đề liên quan tới rốn của trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết. Hãy tham khảo và lưu ý cách chăm sóc cho bé thật tốt mẹ nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!