Giai đoạn trẻ rụng rốn sau sinh rất nhạy cảm. Những dấu hiệu bất thường đều có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Theo các bác sĩ, rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng thường là do mẹ vệ sinh vùng rốn sai cách. Nhưng nếu trẻ kèm theo biểu hiện sốt, chảy dịch có mùi hôi, bé bỏ bú… thì có thể là biểu hiện của bệnh lý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để có cách vệ sinh cho trẻ đúng cách. Cũng như nắm được khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám nhé!
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng có sao không?
Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong vòng 2 tuần đầu sau sinh. Trong thời gian đó, phụ huynh cần vệ sinh rốn hàng ngày cho trẻ thật kỹ lưỡng, để không bị nhiễm trùng. Vậy rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng có phải là nguy hiểm gì không?
Trẻ thường rụng rốn sau sinh khoảng 2 tuần, nhiều khi sớm hơn 1 tuần
Theo các bác sĩ, phần cuống rốn của trẻ sơ sinh giống như một vết thương hở. Nếu phụ huynh không chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn rất dễ tấn công. Nếu rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng nhưng trẻ vẫn bú và ngủ bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Thường là do mẹ vệ sinh cho bé chưa được kỹ lưỡng.
Còn nếu rốn trẻ bị ướt, tiết dịch kèm theo mùi hôi hay các dấu hiệu bất thường khác thì sẽ nguy hiểm. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ xác định xem bé có bị chồi hạch rốn hay còn tồn tại ống rốn không? Từ đó chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân bất thường khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng
1. Rốn bé có mủ
Dấu hiệu nhận biết rốn trẻ bị viêm đó là chân rốn sưng tấy, chảy nước, mủ, có mùi hôi, ẩm ướt và chảy mủ. Nếu bị viêm nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé tại nhà bằng cách nặn hết mủ rồi rửa bằng oxy già, sau đó lau khô, rắc bột kháng sinh và băng lại. Nhưng nếu trẻ kèm theo sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nếu rốn bị chảy máu hay tiết dịch mẹ nên đưa bé đi khám
2. Viêm mạch máu rốn
Sau khi trẻ chào đời, động mạnh và tĩnh mạch sẽ xẹp và xơ hoá. Nếu vệ sinh sai cách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mạch máu rốn gây viêm nhiễm. Mẹ cần cẩn trọng nếu thấy rốn trẻ bị sưng, tấy đỏ, có mủ chảy ra. Trong trường hợp này, vi khuẩn có thể tấn công sang các khu vực xung quanh như gan, mật, dẫn đến nhiễm trùng máu sẽ rất nguy hiểm.
3. Uốn ván rốn
Dấu hiệu thường gặp của uốn ván rốn là trẻ bị sốt, bỏ bú, cứng hàm, co cứng toàn thân. Nếu tình trạng nặng bé sẽ bị co thắt, khó thở, thậm chí là tử vong nên mẹ cần hết sức chú ý.
4. U hạt rốn
Trẻ bị u hạt rốn thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Nếu vùng chân rốn có dịch vàng mẹ cần chú ý đưa bé gặp bác sĩ. Lúc này điều trị sớm là rất cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Hướng dẫn cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng
Việc vệ sinh, chăm sóc rốn cho trẻ rất quan trọng, để tránh bé bị vi khuẩn xâm nhập, nhiễm trùng. Khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước các mẹ tuyệt đối không tự ý bôi thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách đơn giản nhất để giữ cho rốn của trẻ luôn sạch sẽ là mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để rửa. Mẹ hãy dùng bông thấm nước muối vệ sinh nhẹ nhàng vùng quanh rốn.
Mẹ nên vệ sinh khoảng 3-4 lần/ngày để rốn của bé khô thoáng, sạch sẽ cả ngày
Sau khi đã vệ sinh xong, mẹ có thể sử dụng thuốc làm khô rốn. Mẹ hãy chấm đều lên rốn, không chấm khu vực xung quanh và trước khi bôi cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé! Mẹ phải nhớ luôn giữ cho rốn của trẻ khô thoáng, hạn chế cọ xát, nhất là khi thay tã. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng, khô thoáng, sạch sẽ. Nếu thấy quần áo bị bẩn mẹ nên thay ngay để tránh gây nhiễm trùng rốn.
Khi tắm, có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng. Mẹ có thể lấy miếng bông gạc hoặc miếng vải để thấm nước, giúp rốn trẻ khô thoáng. Ngoài ra, trước khi tắm mẹ nên rửa sạch tay với xà phòng. Đồng thời theo dõi sát sao để ý rốn trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không.
Nên thay tã hết sức nhẹ nhàng, không cọ sát mạnh vào vùng rốn
Cách thay băng rốn đúng cách
Nếu rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước, việc vệ sinh cho trẻ rất quan trọng. Mẹ cần thực hiện đúng cách để tránh bé bị nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi thay băng cho bé.
- Tháo bỏ băng rốn cũ một cách nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh khiến rốn bé bị tổn thương.
- Sát trùng vùng rốn của trẻ bằng cách tẩm cồn 90 độ vào bông y tế rồi thấm dần xung quanh phần rốn. Lưu ý, mẹ nên thoa từ đầu cuống rốn rồi mới lan ra xung quanh.
- Lấy 1 miếng gạc đặt vào chân cuống rốn, sau đó kéo phủ dần lên đầu rốn. Cuối cùng dùng băng sạch quấn quanh rốn của trẻ và quấn dần ngang bụng.
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước sau khi rụng là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Các mẹ nên chăm sóc và vệ sinh vùng rốn cho bé đúng cách, để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời, mẹ cần thường xuyên quan sát rốn của trẻ có gì bất thường không để xử lý kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!