Sự sáng tạo của trẻ em sẽ luôn làm chúng ta ngạc nhiên. Tuy nhiên, cha mẹ nên tạo cơ hội để phát triển trí tưởng tượng ở trẻ vượt trội hơn nhé.
Vì quá yêu ngựa vằn, cô bé biến em gái mình thành ngựa vằn đáng yêu
Bạn có bao giờ yêu thích một con vật quá nhiều, rồi bạn sẽ làm bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ để có được những gì bạn muốn? Cô bé này đã làm! Cô bé thậm chí còn thất vọng khi mẹ cô nói cho cô biết em gái mình là ai.
Bạn có thể muốn cất hết các viết lông, viết màu, viết bảng… khỏi con mình sau khi xem video này!
https://www.youtube.com/watch?v=L5vQIOvQF20
Đừng đùa với trí tượng tượng và sự sáng tạo của trẻ em nhé! Chúng có thể phát huy bất cứ lúc nào khi niềm đam mê đến!.
Cách phát triển trí tưởng tượng ở trẻ
Khuyến khích sự tò mò
Khuyến khích sự tò mò chính là việc thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sáng tạo của trẻ. Trước khi bắt đầu một hoạt động, bố mẹ nên đặt ra một số câu hỏi để trẻ có hứng thú và tập trung hơn. Ví dụ: “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thả viên kẹo bạc hà vào cốc Coca nhỉ?”. Sau hoạt động đó, bố mẹ lại tiếp tục đặt những câu hỏi mở như: “Con thấy sự việc diễn ra có khác gì với điều con nghĩ trước đó không?”. Việc đặt những câu hỏi như vậy sẽ kích thích khả năng tưởng tượng của trẻ và khiến trẻ hiểu sâu sắc hơn về hoạt động vừa thực hiện.
Để trẻ tự đưa ra lựa chọn
Bất cứ khi nào có thể, bố mẹ nên để trẻ tự đưa ra lựa chọn. Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ thích uống bằng cốc màu xanh dương hay xanh lá, trẻ thích mặc áo kẻ sọc hay chấm bi. Việc được tự quyết định những chuyện cá nhân sẽ khiến trẻ tự tin, hứng thú hơn và không ngại đưa ra ý kiến của mình.
Cho trẻ tham gia các trò chơi cần sự chủ động
Giống như cơ bắp của con người, nếu không được rèn luyện thường xuyên thì trí tưởng tượng của trẻ sẽ mai một đi. Chẳng hạn, nếu chỉ tham gia vào các hoạt động thụ động như xem tivi thì trẻ sẽ chỉ tiếp thu được suy nghĩ của người khác chứ không được kích thích để đưa ra ý tưởng của riêng mình. Bố mẹ nên cho trẻ đi dạo ngoài trời và cùng đọc sách với trẻ nhiều hơn, bởi đây là những hoạt động chủ động sẽ khiến não trẻ liên tục hoạt động. Ngoài ra, khi đọc sách cùng trẻ, bố mẹ hãy bảo trẻ tự nghĩ ra phần kết theo ý mình và đặt nhiều câu hỏi để trẻ suy nghĩ sáng tạo nhé!
Tham gia vào các trò chơi sáng tạo với trẻ
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bố mẹ tham gia vào các trò chơi sáng tạo cùng trẻ sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và tăng khả năng suy nghĩ linh hoạt. Bố mẹ có thể chơi hóa trang hoặc cùng trẻ vẽ tranh – một khi bố mẹ hào hứng thì trẻ cũng sẽ hào hứng theo đấy!
Đưa cho trẻ nhiều đồ dùng an toàn
Vì trẻ nhỏ thích thử dùng mọi thứ theo nhiều cách khác nhau và khám phá đồ vật bằng nhiều giác quan, nên bố mẹ hãy cho trẻ nhiều đồ chơi và tìm hiểu, nhưng cần chọn những đồ thật an toàn. Chẳng hạn, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những thứ như màu vẽ, đất nặn, bút dạ không độc, hay những món trang phục để trẻ chơi hóa trang… Với tất cả những thứ đưa cho trẻ, bố mẹ nên kiểm tra để chắc chắn rằng không có chi tiết nhỏ nào có thể rơi ra – tránh việc trẻ nuốt phải. Khi có môi trường an toàn, trẻ sẽ thoải mái khám phá và phát triển khả năng tưởng tượng của bản thân.
Bỏ qua sự bừa bộn
Khi trẻ chơi một cách sáng tạo thì sự bừa bộn là khó tránh khỏi. Điều bố mẹ nên làm là cứ kệ những “bãi chiến trường” đó, thay vì liên tục nói: “Sao con lại để bừa thế này?”, “Bút màu phải để ở trong hộp chứ!”… Những câu nói như thế sẽ khiến trẻ ngại sáng tạo và chỉ muốn làm mọi thứ theo khuôn khổ mà thôi.
Không ép buộc
Không phải cứ cho trẻ tham gia vào các hoạt động có tính sáng tạo như vẽ hay hát là trí tưởng tượng của trẻ sẽ phát triển. Thực tế, nếu không có hứng thú thì trẻ sẽ không thể tập trung chú ý để thực hiện một hoạt động nào đó được. Bố mẹ nên để trẻ cảm thấy rằng, hoạt động sáng tạo là một niềm vui để tận hưởng, không phải là một nhiệm vụ bắt buộc phải làm.
Qua đây, hi vọng các bạn đã biết cách phát triển trí tưởng tượng ở trẻ để giúp bé con nhà mình trở thành những thiên tài nhí nhé.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!