Những thí nghiệm khoa học tại nhà cho bé có thể giúp con phát triển trí não và tư duy sáng tạo không giới hạn, cha mẹ hãy theo dõi nhé!
Thí nghiệm khoa học tại nhà cho bé
Nguyên liệu:
- 1 chai nhựa. Chai càng to thì thổi bóng càng to.
- Dấm trắng
- Bột nổi (Baking soda)
- 1 cái phễu
- 1 quả bóng size trung, để miệng bóng có thể để vừa miệng chai.
Thực hiện:
1. Dùng phễu đổ dấm trắng vào chai nhựa. Rửa sạch và lau khô phễu
2. Dùng phễu đã lau khô, đổ 1 thìa cafe bột nổi vào đáy của quả bóng. Bạn nhớ lắc nhẹ để bột nổi rơi xuống đáy của quả bóng
3. Lồng quả bóng thật chặt vào miệng của chai nhựa.
4. Giữ chặt cổ của chai nhựa, và từ từ dựng quả bóng đứng thẳng lên. Tất cả bột nổi rơi vào chai nhựa và phản ứng hoá học xảy ra. Tuyệt, quả bóng dần dần được bơm căng lên.
Giải thích hiện tượng của thí nghiệm trên
Khi dấm và bột nổi gặp nhau, xảy ra 1 phản ứng hoá học. Phản ứng này sản xuất ra khí gas các-bon dioxit như các bé nhìn thấy trong chai nhựa. Khí gas nhẹ này mạnh lên và bay lên quả bóng, thổi quả bóng căng lên.
Ứng dụng: Cha mẹ có thể giải thích với trẻ rằng nước coca cola hay rượu sâm panh và các thức uống có gas đều dùng nguyên tắc này để tạo bọt khi mở ra.
Với trẻ lớn từ lớp 7, 8 đã học môn hoá học, các bé đã học môn hóa học, và đây là cách giải thích theo hóa học:
Dấm là axit, khi gặp bột nổi, 1 dạng kiềm, sẽ tạo ra phản ứng hoá học và sản sinh ra nước, khí carbon dioxit và 1 số chất khác như trong phản ứng hoá học dưới đây
NaHCO3 + CH3COOH → CO2 + H2O + Na + CH3COO
Cách phát triển tư duy bằng những thí nghiệm khoa học tại nhà cho bé
Không còn là những kiến thức khô khan qua tranh ảnh, đến với giờ thí nghiệm trẻ sẽ được tự tay thực hiện các hiện tượng khoa học. Trẻ có thể làm núi lửa phun trào từ giấm và bột nở, quan sát sự kỳ diệu của màu nước qua thí nghiệm bảy sắc cầu vồng hay sức hút của nam châm với các chất liệu khác nhau.
Không chỉ làm rõ về bản chất của sự vật, trong quá trình thực hiện thí nghiệm trẻ được cung cấp những kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, tư duy phải biện và giải quyết vấn đề,… Qua đó, trẻ thỏa mãn trí tò mò và tăng niềm yêu thích của mình với khoa học.
Đặc biệt, các bé được thực hiện thí nghiệm theo chủ đề mỗi tuần. Các thí nghiệm phù hợp với từng lứa tuổi và yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu.
Từ những thí nghiệm đã thực hiện, trẻ sẽ bắt đầu nói cho mọi người nghe về sự vật, hiện tượng mà mình quan sát được; đồng thời đưa ra dự đoán và câu hỏi về sự vật hiện tượng đó. Khi đặt câu hỏi cũng chính là lúc tư tuy của trẻ được mở rộng, kích thích não bộ suy nghĩ.
Cụ thể các lợi ích của việc làm thí nghiệm khoa học cho bé để phát triển tư duy như sau:
Học khoa học chính là một cách học tư duy. Trong các hoạt động học khoa học, trẻ em được học cách quan sát, phân tích và đưa ra kết luận theo kiểu tư duy quy nạp. Hoặc trẻ còn được học đi từ những định luật, quy luật để rút ra những phán đoán và lời giải cho từng tình huống cụ thể theo kiểu tư duy diễn dịch.
Đặc biệt các kỹ năng về tư duy bậc cao như phản biện, giải quyết vấn đề cần rất nhiều thời gian mới có thể hình thành được. Trong hoạt động giáo dục khoa học, các yếu tố tranh luận cũng là những hoạt động cần thiết để hình thành tư duy bậc cao cho trẻ. Bởi chính sự quan sát, đặt câu hỏi không ngừng ở trẻ em là một trong những những đặc điểm nổi bật của các nhà khoa học. Sự háo hức, say sưa, quên hết mọi thứ xung quanh chỉ để tập trung vào cái điều mình mong muốn đó cũng chính là những phẩm chất của những nhà khoa học thực thụ. Trẻ em rất cần những môi trường giáo dục tốt để được tiếp tục phát triển những phẩm chất ấy.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!