Khi bị nổi mụn ngứa sau sinh, một số người sẽ hết nhanh. Nhưng đa phần thì tình trạng này sẽ kéo dài và ngày càng nặng nề, phức tạp nếu không có hướng điều trị thích hợp. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nổi mụn ngứa sau sinh. Cũng như biến chứng của nó và phương pháp khắc phục kịp thời.
Nổi mụn ngứa sau sinh có nguy hiểm không?
Theo thống kê cho thấy, có tới 20-30% phụ nữ sẽ bị nổi mụn ngứa sau sinh khoảng 1 – 3 tháng. Tỷ lệ cao hơn ở những người sinh bằng phương pháp mổ lấy thai. Thông thường, mụn ngứa sẽ xuất hiện ở vùng bụng và đùi, sau đó lan xuống mông, đùi, chân, thậm chí trên khắp mặt.
Triệu chứng nổi mụn ngứa ngay sau sinh với biểu hiện là bị sẩn phù có kích thước to nhỏ khác nhau, nổi cao hơn bề mặt da, màu hồng hoặc màu nhạt hơn so với vùng da xung quanh.
Trường hợp nặng có thể bị phù mạch, sưng to cả vùng ở một số vị trí như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài. Đồng thời, ngứa ngáy khó chịu hay xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Mẹ bỉm sữa càng gãi càng ngứa và nổi nhiều sẩn hơn.
Nổi mụn ngứa sau sinh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng chúng khiến chị em luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ngứa ngáy. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, cuộc sống và việc chăm sóc con cái, sinh hoạt hàng ngày.
Đặc biệt, nhiều người bệnh sản ngứa sau sinh không tự hết đi, mà chuyển sang nặng hơn và gây ra vô số biến chứng như: Khó thở, suy hô hấp hoặc phù thanh quản, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, sốc phản vệ …
Chính vì vậy, tốt nhất khi bị nổi mụn ngứa chúng ta cần đến bác sĩ thăm khám. Họ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp kịp thời, tránh những rủi ro không may xảy ra.
Tại sao nhiều người nổi mụn ngứa sau sinh?
Có nhiều nguyên nhân làm mẹ sau sinh nổi mụn ngứa, cụ thể như sau:
- Sau khi sinh con, nội tiết tố của người phụ nữ thay đổi đột ngột.
- Trường hợp sinh mổ phải sử dụng thuốc kháng sinh nhiều. Bên cạnh đó, một số thuốc có thể gây tác dụng phụ là ngứa ngáy, phát ban, mẩn đỏ…
- 1 – 3 tháng sau khi sinh con cơ thể chị em còn yếu, hệ miễn dịch suy giảm, dễ ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài như: Khói bụi, phấn hoa, mỹ phẩm…gây ra là tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.
- Chế độ ăn uống hàng ngày không cân đối. Ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng như ăn đồ lạnh, hải sản…
- Kiêng cữ quá mức, ít tắm rửa khiến cho cơ thể tích tụ nhiều vi khuẩn có hại, mồ hôi ra nhiều, lỗ chân lông bít tắc cũng dẫn đến hiện tượng nổi mụn.
- Bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun, sán…
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh cho phụ nữ sinh mổ gây nổi mụn ngứa sau sinh
Những lưu ý cần biết khi bị nổi mụn ngứa sau sinh
Không tự ý sử dụng thuốc
Khi bị nổi mụn sau sinh chúng ta cần đến bác sĩ thăm khám. Họ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Vì trong thời gian này chị em đang cho con bú, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Xây dựng lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Hãy tránh ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, ốc. Hoặc thức ăn làm chậm quá trình lành sẹo bao gồm rau muống, thịt bò, đồ nếp. Đồng thời, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức uống có chất kích thích. Thay vào đó, nên ăn đồ mát, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày nhiều loại rau, củ, quả tươi…
Để không bị nổi mụn ngứa sau sinh chị em tắm đều đặn mỗi ngày
Giữ cơ thể sạch sẽ
Bị nổi mụn ngứa chị em hãy tắm đều đặn mỗi ngày, giữ cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng sữa tắm có độ pH vừa phải, ít xà phòng nhằm hạn chế tối đa tổn thương cho da.
Mặc quần áo thông thoáng
Nên chọn quần áo thấm mồ hôi, rộng rãi, không thoáng và có chất liệu cotton mềm mại. Tránh dùng vải nilong hoặc quần áo bó sát, chật chội bởi hay ở những nơi quá nóng bức. Vì sẽ kích thích cơn ngứa ngáy nặng nề, khó chịu thêm và cố gắng không để gió tạt thẳng vào người.
Cố gắng không gãi khi bị nổi mụn ngứa sau sinh
Bị nổi mụn mẩn ngứa cần cố gắng không gãi, do có thể làm trầy xước da. Tốt nhất, nên dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa. Làm như vậy sẽ khiến mình cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Áp dụng các mẹo tự nhiên
Một số mẹo vặt tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị nổi mụn ngứa cực tốt như: Dùng lá trầu không, lá khế chua, mướp đắng, cây kinh giới… và nấu nước tắm.
Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây nổi mụn ngứa sau sinh. Cũng như biến chứng của nó và phương pháp khắc phục hiệu quả. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và nuôi con phát triển tốt!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!