Lớp niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thụ thai ở chị em phụ nữ. Vậy niêm mạc tử cung dày 20mm có thai không? Theo các bác sĩ, niêm mạc tử cung dày khiến khả năng thụ thai thấp và ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ. Vậy có cách nào cải thiện tình trạng này không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Niêm mạc tử cung có vai trò như thế nào trong quá trình thụ thai?
Lớp niêm mạc hay còn được gọi là nội mạc tử cung. Đây là lớp phủ toàn bộ mặt trong của tử cung. Nó đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thụ thai. Đồng thời bảo vệ cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.
Niêm mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, gây hiếm muộn ở chị em phụ nữ
Dưới tác động của hormone sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên tùy thời điểm trong từng tháng. Niêm mạc dày lên chính là để “lót ổ” sẵn sàng để trứng đã thụ tinh “làm tổ” vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu như quá trình thụ tinh không diễn ra thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và được đẩy ra ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng nguyệt san. Còn nếu quá trình thụ tinh diễn ra thì hormone tiếp tục tác động để lớp niêm mạc dày hơn và chuẩn bị cho quá trình làm tổ của thai nhi.
Xét về bản chất, lớp niêm mạc tử cung là một lớp mỏng. Trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc này sẽ dày lên và trở thành một lớp rất đặc biệt. Nó được gọi là màng rụng, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và bảo vệ thai nhi phát triển khi ở trong tử cung.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?
Độ dày niêm mạc tử cung theo các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt thường là:
- Giai đoạn đầu sau khi sạch kinh: Niêm mạc tử cung dày 3-4mm.
- Giai đoạn phát triển gần thời gian rụng trứng, cách ngày có kinh nguyệt khoảng 14 ngày: Niêm mạc dày khoảng 8-12mm.
- Thời điểm trước khi có kinh: Niêm mạc tử cung dày 12-16mm.
Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn
Dựa trên độ dày niêm mạc tử cung so với chu kỳ kinh nguyệt mà bác sĩ sẽ xác định được niêm mạc của bạn có bình thường hay không.
Niêm mạc tử cung độ dày hoàn hảo nhất để trứng được thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai kỳ khỏe mạnh là 8-10 mm. Những chị em chấm dứt hành kinh trong tháng, lớp nội mạc tử cung dày 8-14 mm thì khả năng đã thụ thai là rất cao.
Niêm mạc tử cung được coi là mỏng nếu nó có độ dày <7 – 8 mm. Khi đó, việc thụ thai sẽ trở nên khó khăn hơn phôi thai không thể bám vào lòng tử cung để làm tổ. Hoặc vẫn thụ thai nhưng ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé do lớp niêm mạc không có khả năng cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi bào thai.
Còn niêm mạc tử cung dày là khi lớp niêm mạc tử cung dày >20mm, khả năng thụ thai là điều rất khó.
Niêm mạc tử cung dày 20mm có thai không?
Lớp niêm mạc tử cung dày 20mm trở lên được xem là quá dày. Hiện tượng này ảnh hưởng không ít đến quá trình thụ thai. Dưới đây là những ảnh hưởng của niêm mạc tử cung dày hơn 20mm đến sức khỏe sinh sản của nữ giới:
- Gây khó khăn trong quá trình thai nhi làm tổ: Bởi vì hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể phụ nữ sản xuất quá nhiều sẽ kích thích niêm mạc tử cung dày hơn và khiến cho thai nhi khó làm tổ.
- Là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh phụ khoa: Khi lượng estrogen bị đẩy lên quá cao, chị em thường bị rong kinh, vô kinh thứ phát, rối loạn phóng noãn, buồng trứng đa nang… từ đó tác động đến khả năng sinh sản.
Sự tăng hoặc giảm quá mức nồng độ hormone estrogen sẽ làm ảnh hưởng đến độ dày của nội mạc tử cung
Phải làm gì để tăng khả năng thụ thai trong trường hợp này?
Trong trường hợp niêm mạc tử cung dày 20mm gây bất lợi cho việc thụ thai, các bác sĩ sẽ sử dụng các hormone để cân bằng estrogen và progesterone trong cơ thể chị em. Tuy nhiên, nếu chưa thành công thì chị em nên hút guồng sinh thiết niêm mạc, nhằm loại trừ ung thư niêm mạc tử cung.
Chị em nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm chính xác
Sức khỏe sinh sản là một vấn đề rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Nếu cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt, hoặc lo lắng về việc niêm mạc tử cung dày 20mm có thai không, chị em nên đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị kịp thời nên chị em đừng lo lắng quá nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!