Thực phẩm cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng giúp tăng khả năng thụ thai cho chị em

Khi lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn 7-8mm thì được xem là niêm mạc tử cung bị mỏng. Hiện tượng niêm mạc tử cung mỏng sẽ gây khó khăn trong quá trình làm tổ của thai nhi bởi phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Niêm mạc mỏng là lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn 7-8mm. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là: nồng độ estrogen thấp, lối sống ít vận động,...

  • Niêm mạc tử cung là gì?

  • Độ dày niêm mạc thay đổi khi nào?

  • Niêm mạc mỏng nên ăn gì?

Niêm mạc tử cung là gì?

Hay còn được gọi là nội mạc tử cung, đây là lớp niêm mạc mềm, xốp bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong tử cung. Nội mạc tử cung phát triển nhờ vào hormone estrogen có trong cơ thể nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt nội mạc tử cung sẽ thay đổi, ở pha đầu chu kì kinh nội mạc tử cung mỏng sau đó dày dần lên, đến khi có kinh thì nội mạc tử cung mỏng trở lại.

Niêm mạc tử cung có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Lớp nội mạc căn bản: bao gồm tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, lớp này không chịu tác động tác động của chu kì kinh nguyệt.
  • Lớp nội mạc tuyến: chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi của chu kì kinh nguyệt.

Niêm mạc tử cung mỏng phải làm sao? Vai trò của niêm mạc tử cung rất quan trọng với chị em phụ nữ vì nó giúp việc thụ thai cũng như bảo vệ sự thai nhi sau đó. Niêm mạc tử cung mỏng là bị gì? Do phôi thai làm tổ và phát triển ở lòng tử cung nên nội mạc tử cung dày hay mỏng đều ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Có cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng hay không

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai phải không?

Mối liên quan giữa niêm mạc tử cung dày 16mm và việc có thai ở phụ nữ

Độ dày niêm mạc thay đổi khi nào?

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết: Quá trình thụ thai của chị em sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ độ dày của niêm mạc tử cung, nếu niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng thì tỷ lệ hiếm muộn sẽ tương đối cao.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đối với một số trường hợp, các chị em có niêm mạc tử cung mỏng dưới 8mm sẽ rất khó khăn để có thể thụ thai và cụ thể hơn là khó khăn trong giai đoạn phôi thai làm tổ. Ngay cả khi phôi đã làm tổ thành công và hình thành chân giả bám vào niêm mạc tử cung thì vẫn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi vẫn sẽ là rất cao. Cụ thể là thai phôi thai sẽ rất dễ bị bong ra, nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu cao.

Niêm mạc tử cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, cụ thể như sau:

  • Sau rụng trứng: 3-4mm.
  • Trước ngày rụng trứng, sau phóng noãn 1 tuần: 5-6mm
  • Những ngày cuối kinh nguyệt: 12-16mm

Niêm mạc tử cung mỏng khó có thai phải không?

Hiện tại chỉ có phương pháp siêu âm bằng đầu dò mới xác định được độ dày của niêm mạc tử cung chính xác. Tuy nhiên nếu tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, bạn vẫn có thể nhận biết sớm qua một số triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội khi hành kinh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Thời gian hành kinh ngắn, lượng máu kinh ra ít
  • Chậm có thai dù không dùng biện pháp tránh thai trong thời gian dài

Nguyên nhân bị chứng bệnh này: do nồng độ estrogen thấp, lối sống ít vận động, tập luyện thể thao, mắc các bệnh liên quan tử cung hoặc do lạm dụng thuốc,… Khi lớp niêm mạc tử cung mỏng hơn 7-8mm thì được xem là niêm mạc tử cung bị mỏng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên đi khám nếu có dấu hiệu niêm mạc tử cung mỏng (Ảnh: istockphoto)

Vì vậy nếu bạn đang gặp một trong các triệu chứng trên thì nên đi khám phụ khoa để kiểm tra sớm. Hiện tượng niêm mạc tử cung mỏng sẽ gây khó khăn trong quá trình làm tổ của thai nhi bởi phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung. Nếu có làm tổ được thì giữ thai nhi sẽ vô cùng khó khăn. Vì lớp niêm mạc dạ con mỏng sẽ gây cản trở trong quá trình cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi thai. Đây là câu trả lời cho câu hỏi niêm mạc mỏng có sao không.

Niêm mạc mỏng nên ăn gì?

Sầu riêng

Đây là trái cây có chứa một lượng lớn estrogen tự nhiên rất tốt cho việc thụ thai. Và có thể chị em không biết, nhưng sầu riêng còn chứa một lượng lớn a-xit folic và sắt giúp hạn chế nguy cơ thiếu máu khi mang thai đồng thời làm dày niêm mạc tử cung.

Ăn tối đa 2 múi sầu riêng (khoảng 150gr) sẽ có thể cải thiện tình trạng trên. Lưu ý: lượng đường trong loại trái cây này khá cao nên mẹ không nên ăn quá nhiều.

Sữa đậu nành giúp khắc phục tình trạng nội mạc mỏng

Sữa đậu này chính là ứng cử viên sáng giá cho câu hỏi niêm mạc mỏng nên ăn gì. Tương tự như sầu riêng, trong đậu nành có chứa một hàm lượng estrogen tự nhiên lớn. Phụ nữ có thể uống từ 2-3 cốc sữa đậu nành mỗi ngày để tăng khả năng đón bé yêu.

Trái bơ

Niêm mạc mỏng ăn gì? Đó chính là bơ. Trong thai kỳ, thực phẩm này cung cấp chất béo lành mạnh cho mẹ bầu. Sau khi sinh, là thực phẩm hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với những ai đang mong con, bị niêm mạc tử cung mỏng thì bơ cung cấp chất kiềm, tốt cho khả năng thụ thai ở phụ nữ. Đây là đáp án cho câu hỏi niêm mạc mỏng ăn gì.

Quả bơ (Ảnh: istockphoto)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

4 thực phẩm vàng cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng, giúp tăng khả năng thụ thai hiệu quả!

5 cách chữa niêm mạc tử cung dày giúp mẹ dễ mang thai

Niêm mạc mỏng ăn gì cho dày? Lá ngải cứu

Ngải cứu nổi tiếng được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc dân gian để trị nhiều bệnh. Đặc biệt, trong đó có bài thuốc dành cho phụ nữ có nội mạc mỏng.

Lá mâm xôi và lá tầm ma

Hai loại lá này chứa chất chống oxy hóa và giàu vitamin C, đồng thời giúp cải thiện tình trạng niêm mạc mỏng ở phụ nữ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bổ sung lượng sắt cho cơ thể

Đây là cách để điều trị niêm mạc mỏng. Sắt là chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tái tạo, nuôi dưỡng cũng như làm tăng độ dày nội mạc tử cung. Bổ sung sắt qua thực phẩm như thịt bò, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt,…Hoặc bạn có thể dùng viên sắt bổ sung.

Vitamin E và L-Arginine

Vitamin E và L-Arginine là lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi niêm mạc mỏng ăn gì cho dày. Đây là những chất rất hữu ích trong việc làm tăng độ dày của nội mạc tử cung. Các bạn có thể ra tiệm thuốc hay tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định thuốc.

Chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày giúp điều trị niêm mạc mỏng

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga...tạo sự chuyển động của hông giúp thúc đẩy lượng máu chảy vào tử cung hỗ trợ làm dày lớp niêm mạc tử cung. Đồng thời, thể dục thể thao còn giúp tăng tuần hoàn cho các cơ quan sinh sản. Chưa kể đến sẽ giúp tinh thần của mẹ bầu sảng khoái và tươi vui hơn.

Hiện tượng này gây khó khăn cho chặng đường làm mẹ của nhiều chị em. Vì thế, ngay từ bây giờ bạn hãy chăm sóc cơ thể tốt để hạn chế tình trạng này. Nếu đang gặp phải, hãy tìm đến bác sĩ để có lời khuyên chuyên môn nhé.

Nguồn tham khảo: Độ dày niêm mạc tử cung và ảnh hưởng tới khả năng thụ thai - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu